Thu ngân sách nhà nước năm 2025 phải cao hơn ít nhất 10% so với năm 2024

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 cao hơn ít nhất 10% so với năm 2024; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội.

Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 cao hơn ít nhất 10% so với năm 2024.

Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 cao hơn ít nhất 10% so với năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.

Tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số.

Bên cạnh đó, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định bắt buộc về hóa đơn điện tử đối với tất cả các ngành, lĩnh vực, đồng thời phải thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 cao hơn ít nhất 10% so với năm 2024; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trong 06 tháng đầu năm 2025 theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh trong năm 2025.

Đối với nhiệm vụ huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện các giải pháp hiệu quả để huy động tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp, nguồn lực hợp tác công - tư (PPP) để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược.

Đồng thời, nghiên cứu, tận dụng dư địa về nợ công, nợ Chính phủ, bội chi để huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tháo gỡ vướng mắc để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.

PV. (t/h)

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/phan-dau-thu-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2025-cao-hon-it-nhat-10-so-voi-nam-2024.html
Zalo