PGS.TS Vũ Văn Phúc: Xây dựng Nhà nước pháp quyền, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm 'Dân là gốc', 'Dân là chủ'

Để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam, chúng ta xác định ba trụ cột cốt lõi, đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết 'Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong tình hình mới' của PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Phải hoàn thiện hệ thống luật pháp có chất lượng, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, dân chủ, khả thi, minh bạch. Hình ảnh tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Quochoi.vn)

Phải hoàn thiện hệ thống luật pháp có chất lượng, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, dân chủ, khả thi, minh bạch. Hình ảnh tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Quochoi.vn)

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “Dân là gốc”, “Dân là chủ”, thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, thực hiện nhất quán nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

Để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam, chúng ta xác định ba trụ cột cốt lõi, đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “Dân là gốc”, “Dân là chủ”, thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, thực hiện nhất quán nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

Vì vậy, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phải đặt lợi ích của quốc gia – dân tộc, của Nhân dân lên trên hết, trước hết; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phải hoàn thiện cơ chế hữu hiệu để Nhân dân thực sự thực hiện quyền làm chủ của mình, hoàn thiện, cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nâng cao chất lượng, khắc phục tính hình thức trong các hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động giám sát, tiếp công dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của Nhân dân.

Nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn giữa Đảng lãnh đạo, cầm quyền, Nhà nước quản lý, quản trị, Nhân dân là chủ, làm chủ; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân phải luôn đặt trong tổng thể công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và phải coi là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị; xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp dưới sự giám sát của Nhân dân. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, gắn quyền hạn với trách nhiệm, nghĩa vụ.

Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; kiên quyết, kiên trì phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng, không nghỉ, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai”...

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân phải bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật; quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; Nhà nước tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân, con người được đặt ở vị trí trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, là nguồn lực phát triển đất nước.

Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phù hợp điều kiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam

Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phù hợp điều kiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phù hợp điều kiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam, phù hợp với thực tiễn đất nước trong mỗi giai đoạn cách mạng, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và xu thế phát triển của thời đại. Bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, hiệu quả giữa đổi mới, nâng cao chất lượng lập pháp với cải cách hành chính, tổ chức thực hiện tốt, nghiêm minh, nhất quán luật pháp, cơ chế, chính sách và cải cách tư pháp.

Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân; phát huy tính dân chủ, pháp quyền, hiện đại, chuyên nghiệp, khoa học, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả trong lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước; phát huy vai trò giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Hoàn thiện hệ thống luật pháp có chất lượng, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, dân chủ, công bằng, nhân đạo, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo, đặt nền tảng cho quản trị xã hội, quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, kiến tạo phát triển... Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng và phát huy hiệu quả Chính phủ số. Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, công dân.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý. Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước. Bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, liêm chính, chí công, vô tư, năng lực, trình độ thực sự chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Nhân dân và Nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

PGS.TS Vũ Văn Phúc

Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương,

Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/xay-dung-va-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn-viet-nam-cua-nhan-dan-do-nhan-dan-vi-nhan-dan-trong-tinh-hinh-moi-post522918.html
Zalo