Ô tô cũng có thể nghe lén người dùng để phát quảng cáo

Hãng xe Ford đã đăng ký bằng sáng chế cho hệ thống trong xe có thể nghe lén để phát quảng cáo dựa trên điểm đến, thông tin về xe và các cuộc trò chuyện của người ngồi trên xe.

Theo hãng xe Ford, hệ thống nghe lén sẽ sử dụng để xác định loại quảng cáo nào có thể phục vụ cho các câu lệnh thoại mà người dùng đã đưa ra cho xe. Nó cũng có thể xác định giọng nói và nhận ra chủ xe, sở thích quảng cáo của chủ xe, cũng như của hành khách.

Ford đăng ký bản quyền hệ thống thu thập dữ liệu âm thanh trên ô tô để phục vụ phát quảng cáo. Ảnh: MotorTrend

Ford đăng ký bản quyền hệ thống thu thập dữ liệu âm thanh trên ô tô để phục vụ phát quảng cáo. Ảnh: MotorTrend

Bên cạnh đó, hệ thống này cũng có thể lắng nghe các cuộc trò chuyện của chủ xe và xác định xem có nên đưa ra một quảng cáo trực quan khi chủ xe đang nói chuyện hay một quảng cáo âm thanh khi cuộc trò chuyện kết thúc.

Chia sẻ với MotorTrend, Ford cho biết: "Nộp đơn xin cấp bằng sáng chế là một phần bình thường của bất kỳ doanh nghiệp mạnh nào vì quy trình này bảo vệ những ý tưởng mới và giúp chúng tôi xây dựng danh mục sở hữu trí tuệ mạnh mẽ."

Ford cũng nhấn mạnh việc nộp đơn đăng ký bằng sáng chế không có nghĩa là nhà sản xuất ô tô này có ý định triển khai hệ thống này. Tất nhiên, nhà sản xuất ô tô của Mỹ có thể triển khai hệ thống này dưới một hình thức nào đó dựa trên bằng sáng chế này.

Về cơ bản, bằng sáng chế cho thấy sẽ sử dụng một vài thuật toán khác nhau để phát quảng cáo vào những thời điểm nhất định, cố gắng giảm thiểu sự gián đoạn bằng cách hiểu bối cảnh.

Hình ảnh minh hoạt hệ thống thu thập âm thanh của Ford. Ảnh: Ford

Hình ảnh minh hoạt hệ thống thu thập âm thanh của Ford. Ảnh: Ford

Nếu hệ thống được mô tả trong bằng sáng chế nhận biết chủ xe đang hướng đến trung tâm thương mại dựa trên thông tin về điểm đến từ tính năng dẫn đường và tốc độ xe, hệ thống có thể xem xét số lượng quảng cáo cần phục vụ trong thời gian người lái ở trong xe và liệu có nên phục vụ chúng trên màn hình hay thông qua hệ thống âm thanh. Nếu người lái phản hồi tích cực hơn với quảng cáo âm thanh, hệ thống có thể phục vụ bạn nhiều hơn trong số đó.

Nhưng nếu thời tiết xấu, giao thông đông đúc và người lái đang trò chuyện với hành khách thì sao? Ford mô tả hệ thống sẽ sử dụng các cảm biến bên ngoài để nhận biết mức độ giao thông và thời tiết, cùng với micro bên trong để hiểu nhịp điệu trò chuyện, từ đó điều chỉnh số lượng và mức độ liên quan của quảng cáo được hiển thị cho người ngồi trong xe.

Sử dụng GPS, nếu biết bạn đã đỗ xe gần một cửa hàng, nó có thể cung cấp cho bạn các quảng cáo có liên quan đến địa điểm bán lẻ đó. Nếu xe có hành khách? Có thể người lái sẽ nhận được quảng cáo bằng âm thanh và hành khách nhận được quảng cáo bằng hình ảnh.

Ford mới chỉ đăng ký sở hữu trí tuệ và chưa quyết định có ứng dụng bằng sáng chế này lên ô tô. Ảnh: Ford

Ford mới chỉ đăng ký sở hữu trí tuệ và chưa quyết định có ứng dụng bằng sáng chế này lên ô tô. Ảnh: Ford

Nếu người lái ghét quảng cáo? Hệ thống có thể phân tích dựa trên cách họ phản ứng tương tác trên màn hình hoặc những câu nói không hài lòng với giọng điệu lớn tiếng? Hệ thống từ đó lắng nghe và ghi lại điều đó.

Về cơ bản, bằng sáng chế này mô tả một quy trình làm việc tự động, thu thập thông tin từ một số cảm biến hoặc các tùy chọn được thiết lập trước, phục vụ quảng cáo và theo dõi phản ứng của người lái. Mục tiêu là cung cấp nhiều quảng cáo nhất có thể, được lên kế hoạc để cách cân bằng doanh thu tối đa mà không đem lại sự khó chịu cho người ngồi trong xe.

Tuy nhiên, người dùng ngày càng coi trọng quyền riêng tư, rất có thể khi Ford triển khai hệ thống này, nhiều người sẽ có phản ứng dữ dội như những gì mà mọi người đang bị điện thoại thông minh thực hiện.

Theo vietnamnet.vn

Nguồn Hà Nam: https://baohanam.com.vn/o-to-xe-may/o-to-cung-co-the-nghe-len-nguoi-dung-de-phat-quang-cao-135280.html
Zalo