Nuôi gà hiệu quả cao ở Mường Ảng

Triển khai từ tháng 10/2024, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng chăn nuôi gà HʼMông thương phẩm thuộc tiểu dự án 2, dự án 3 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Mường Ảng đã cho kết quả tích cực. Các hộ tham gia dự án đã khẳng định mô hình này phù hợp với điều kiện thực tiễn và mong muốn được nhân rộng nhằm tạo hướng xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Gia đình anh Lầu Của Nếnh, bản Tát Hẹ là 1 trong 20 hộ nghèo của xã Ẳng Nưa được tham gia dự án hỗ trợ phát triển sảnxuất cộng đồng chăn nuôi gà HʼMông thương phẩm do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệphuyện triển khai. Tháng 10/2024, dự án hỗ trợ gia đình 70 con gà trên 14 ngày tuổi. Sau 5 tháng chăm sóc, tỷ lệ gà sống đạt trên 96%; trọng lượng gà đạttrung bình từ 1,4 – 2,4kg/con; có con đạt 3kg. Với giá bán ra thịtrường từ 100 - 150 nghìn đồng/kg, tổng số tiền lãi khoảng 8 triêụđồng.

Tháng 10/2024, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng chăn nuôi gà HʼMông được triển khai tại 6 xã trên địa bàn huyện Mường Ảng.Anh Lầu Của Nếnh chia sẻ: Tham gia dự án, ngoài được hỗ trợcon giống, thức ăn chăn nuôi, hóa chất sát trùng, chế phẩm sinh học, vắcxin, chúng tôi còn được tậphuấn về kỹ thuật chăm sóc, phát triển giống gà H’Mông tại gia đình. Qua kiến thức học tập theo cách “cầmtay chỉ việc”, giờ đây bản thân tôi đã nắm vững kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà theo từng giaiđoạn, các biện pháp cơ bản vệ sinh phòngbệnh cho gà, điêùtrị một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi... để gà phát triển tốt nhất.

Ông Lý Giống Khá, Bí thư Chi bộ bản Tát Hẹ, xã Ẳng Nưa kiểm tra sự phát triển giống gà H'Mông của các hộ dân thụ hưởng dự án.

Ông Lý Giống Khá, Bí thư Chi bộ bản Tát Hẹ, xã Ẳng Nưa kiểm tra sự phát triển giống gà H'Mông của các hộ dân thụ hưởng dự án.

Nhờ được tham gia dự án, anh Mùa A Khua, bản Huổi Lướng, xã Nặm Lịch đã tìm đượchướng đi mới phát triển kinh tế gia đình. Anh Khua cho biết, nếu như khôngđược tham gia dự án thì anh và các hộ trong bản không hiểu được giá trị của việcchăn nuôi đúng phương pháp và hiệu quả. Bởi vậy, anh Khua mong muốn, tới đây Nhànước tiếp tục quan tâm, mở rộng đối tượng tham gia dự án để những hộ khó khăn nhưgia đình anh được tiếp cận và thay đổi tư duy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Qua tổng hợpý kiến của Trung tâm Dịch vụ nôngnghiệp huyện Mường Ảng đối với hơn 250 hộ thuộc 6 xã: Ẳng Nưa, Nặm Lịch, Ẳng Tở,Mường Lạn, Búng Lao, Xuân Lao tham gia dự án cũng khẳng định mô hình chănnuôi gà HʼMông thương phẩm đã mở ra cơ hội và tư duy mới trong xóa đói giảm nghèo.Không những vậy, dự án còn thay đổi nhận thức của người dân trên địa bàn, từchăn thả tự do chuyển sang phương thức chăn nuôi có áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật, chủ động phòng dịch bệnh và giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi.

Qua 5 tháng triển khai (tháng 10/2024) đến khi tổng kết dự án, tỷ lệ gà sống trung bình trên 95%, trọng lượng từ 1,4 - 2,4kg/con.

Qua 5 tháng triển khai (tháng 10/2024) đến khi tổng kết dự án, tỷ lệ gà sống trung bình trên 95%, trọng lượng từ 1,4 - 2,4kg/con.

Ông Lò Văn Thi, Chủ tịch UBND xã Búng Lao chia sẻ: Với đasố người dân là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vàosản xuất còn hạn chế. Qua 5 tháng triển khai dự án tại các bản Pá Sáng, Pá Tong, Kéo Nánh, Hồng Sọt, chúng tôi nhận thấy mô hình này không những mang lại hiêụquả kinh tế cho người dân có thu nhập thấp mà còn làm thay đổi tư duy chănnuôi. Từ đó tạo động lực cho người dân phát triển chăn nuôi, tăng quy mô đàn, mạnhdạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chuyển từ tự cung tự cấp sang chăn nuôi hànghóa. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Triển khai dự án, gần 12 nghìn con gà H’Mông đã được Trungtâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với cơ quan chức năng bàn giao cho hơn 250hộ gia đình đúng thời gian quy định. Đặc biệt, quá trình lựa chọn các hộ tham giadự án đảm bảo công khai, minh bạch.

Đa số các hộ thụ hưởng dự án khẳng định nuôi gà H'Mông thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao.

Đa số các hộ thụ hưởng dự án khẳng định nuôi gà H'Mông thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao.

Ông Lù Văn Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệphuyện cho biết: Để lựa chọn đúng đối tượng, dân chủ, Trung tâm đã phối hợp với UBND xã tổ chức họp dân tại cộng đồng dân cư. Thông báo công khai minh bạch chính sách hỗ trợvà yêu cầu đối với hộ tham gia thực hiện dự án phải đảm bảo các tiêu chí của Trung tâm hướng dẫn. Nhờ thực hiện dân chủ trong cách làm, đến nay,sau khi kết thúc dự án, tất cả các hộ dân đều vui mừng, phấn khởi bởi hiệu quả dự án mang lại.

Giống gà H'Mông được đánh giá là thích nghi với điều kiệnchăm sóc, nuôi dưỡng cũng như thời tiết, khí hậu của địa phương.

Giống gà H'Mông được đánh giá là thích nghi với điều kiệnchăm sóc, nuôi dưỡng cũng như thời tiết, khí hậu của địa phương.

Dù lần đầu tiên được triển khai, song có thể thấy, dự ánhỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng chăn nuôi gà HʼMông thương phẩm thuộc tiêủdự án 2, dự án 3 chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bàodân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Mường Ảng đã manglại hiệu quả tích cực. Giống gà được cung ứng thích nghi với điều kiệnchăm sóc, nuôi dưỡng và thời tiết, khí hậu của địa phương. Nếu môhình này được nhân rộng sẽ là một trong những giải pháp giúp nông dân vùngcao trên địa bàn huyện Mường Ảng xóa đói, giảm nghèo.

Quang Long

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/kinh-te/nuoi-ga-hieu-qua-cao-o-muong-ang
Zalo