Nữ tướng dũng mãnh khiến đế chế Ba Tư 'rung chuyển'

Artemisia I là một trong những nữ tướng dũng mãnh, thiện chiến nhất lịch sử thế giới. Với tài cầm quân, bà đã khiến nhiều kẻ thù khiếp sợ, bao gồm đế chế Hy Lạp trong trận hải chiến Salamis.

 Nữ tướng Artemisia I hay còn gọi Artemisia của Caria là Nữ hoàng xứ Halicarnassus vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Tên của Nữ hoàng Artemisia I được đặt theo tên của Nữ thần Hy Lạp Artemis.

Nữ tướng Artemisia I hay còn gọi Artemisia của Caria là Nữ hoàng xứ Halicarnassus vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Tên của Nữ hoàng Artemisia I được đặt theo tên của Nữ thần Hy Lạp Artemis.

Theo các ghi chép lịch sử, Artemisia I là con gái vua Lygdamis xứ Halicarnassus. Sau khi chồng qua đời, bà trở thành người Nữ hoàng xứ Halicarnassus và cai trị đất nước với tư cách người nhiếp chính do con trai Pisindelis còn nhỏ tuổi không đủ khả năng xử lý chuyện chính sự.

Theo các ghi chép lịch sử, Artemisia I là con gái vua Lygdamis xứ Halicarnassus. Sau khi chồng qua đời, bà trở thành người Nữ hoàng xứ Halicarnassus và cai trị đất nước với tư cách người nhiếp chính do con trai Pisindelis còn nhỏ tuổi không đủ khả năng xử lý chuyện chính sự.

Vào thời điểm đó, Caria là một phần của đế chế Ba Tư. Nhà vua Xerxes trị vì đế chế Ba Tư từ năm 486 trước Công nguyên đến năm 465 trước Công nguyên. Theo đó, Nữ hoàng Artemisia I buộc phải cung cấp quân đội và tàu chiến cho cuộc viễn chinh, chinh phạt đế chế Hy Lạp của nhà vua Xerxes.

Vào thời điểm đó, Caria là một phần của đế chế Ba Tư. Nhà vua Xerxes trị vì đế chế Ba Tư từ năm 486 trước Công nguyên đến năm 465 trước Công nguyên. Theo đó, Nữ hoàng Artemisia I buộc phải cung cấp quân đội và tàu chiến cho cuộc viễn chinh, chinh phạt đế chế Hy Lạp của nhà vua Xerxes.

Một trong những chiến tích huy hoàng của Nữ hoàng Artemisia I là trong trận hải chiến Salamis diễn ra năm 480 trước Công nguyên. Trận chiến này diễn ra ngoài khơi đảo Salamis gần Athens. Theo nhà sử học Herodotus, trong cuộc hải chiến cam go ác liệt này, Nữ hoàng Artemisia I chỉ huy hạm đội tàu chiến lớn đối đầu với hạm đội của Hy Lạp.

Một trong những chiến tích huy hoàng của Nữ hoàng Artemisia I là trong trận hải chiến Salamis diễn ra năm 480 trước Công nguyên. Trận chiến này diễn ra ngoài khơi đảo Salamis gần Athens. Theo nhà sử học Herodotus, trong cuộc hải chiến cam go ác liệt này, Nữ hoàng Artemisia I chỉ huy hạm đội tàu chiến lớn đối đầu với hạm đội của Hy Lạp.

Là người thông minh, mưu trí và giỏi binh pháp, Nữ hoàng Artemisia I đã lên kế hoạch để một tàu Hy Lạp đâm chìm con tàu Ba Tư khiến kẻ địch tin rằng bà cũng có mặt trên con tàu bị đánh đắm đó.

Là người thông minh, mưu trí và giỏi binh pháp, Nữ hoàng Artemisia I đã lên kế hoạch để một tàu Hy Lạp đâm chìm con tàu Ba Tư khiến kẻ địch tin rằng bà cũng có mặt trên con tàu bị đánh đắm đó.

Do người Hy Lạp tin rằng Nữ hoàng Artemisia I đã tử trận trong cuộc tấn công đó nên lơ là phòng bị. Kết quả là sáng sớm ngày hôm sau, bà hoàng này chỉ huy 5 tàu chiến, mở cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào hạm đội của Hy Lạp.

Do người Hy Lạp tin rằng Nữ hoàng Artemisia I đã tử trận trong cuộc tấn công đó nên lơ là phòng bị. Kết quả là sáng sớm ngày hôm sau, bà hoàng này chỉ huy 5 tàu chiến, mở cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào hạm đội của Hy Lạp.

Chiến thuật này của Nữ hoàng Artemisia I đã thành công khi khiến Hy Lạp chịu tổn thất lớn. Theo đó, bà được nhà vua Ba Tư tin tưởng, trọng dụng và hỏi ý kiến trước một số trận đánh lớn.

Chiến thuật này của Nữ hoàng Artemisia I đã thành công khi khiến Hy Lạp chịu tổn thất lớn. Theo đó, bà được nhà vua Ba Tư tin tưởng, trọng dụng và hỏi ý kiến trước một số trận đánh lớn.

Do vậy, Nữ hoàng Artemisia I trở thành đồng minh mạnh của vua Xerxes trong cuộc xâm lược các thành bang Hy Lạp.

Do vậy, Nữ hoàng Artemisia I trở thành đồng minh mạnh của vua Xerxes trong cuộc xâm lược các thành bang Hy Lạp.

Liên quan đến cái chết của nữ tướng nổi tiếng này, một giai thoại cho rằng, Nữ hoàng Artemisia I về sau đem lòng yêu hoàng tử có tên Dardanus. Tuy nhiên, do tình yêu không được đáp lại nên Nữ hoàng Artemisia I đã gieo mình xuống vách đá tại Leucas.

Liên quan đến cái chết của nữ tướng nổi tiếng này, một giai thoại cho rằng, Nữ hoàng Artemisia I về sau đem lòng yêu hoàng tử có tên Dardanus. Tuy nhiên, do tình yêu không được đáp lại nên Nữ hoàng Artemisia I đã gieo mình xuống vách đá tại Leucas.

Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa thể xác định giả thuyết này có phải sự thật hay không. Vậy nên, họ tiếp tục tìm kiếm các sử liệu, ghi chép nhằm sớm làm sáng tỏ cái chết của bà.

Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa thể xác định giả thuyết này có phải sự thật hay không. Vậy nên, họ tiếp tục tìm kiếm các sử liệu, ghi chép nhằm sớm làm sáng tỏ cái chết của bà.

Mời độc giả xem video: Bí ẩn vũ khí hủy diệt đáng sợ của người Hy Lạp cổ đại.

Tâm Anh (theo Britannica)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nu-tuong-dung-manh-khien-de-che-ba-tu-rung-chuyen-2063729.html
Zalo