Khúc gỗ 500.000 tuổi hé lộ điều 'không tưởng' về người tiền sử

Phát hiện này thách thức quan niệm rằng chỉ Homo sapiens hoặc nhóm người cận đại mới tạo được các cấu trúc gỗ phức tạp.

Năm 2023, các nhà khảo cổ học phát hiện hai khúc gỗ có niên đại gần 500.000 năm tại sông Kalambo, Zambia, gần Thác Kalambo. (Ảnh: Sci.News)

Năm 2023, các nhà khảo cổ học phát hiện hai khúc gỗ có niên đại gần 500.000 năm tại sông Kalambo, Zambia, gần Thác Kalambo. (Ảnh: Sci.News)

Hai khúc gỗ được chế tác đặc biệt: một khúc có rãnh khớp hoàn hảo với khúc còn lại, cho thấy sự liên kết chắc chắn và kỹ thuật tiên tiến.(Ảnh: Reuters)

Hai khúc gỗ được chế tác đặc biệt: một khúc có rãnh khớp hoàn hảo với khúc còn lại, cho thấy sự liên kết chắc chắn và kỹ thuật tiên tiến.(Ảnh: Reuters)

Bề mặt gỗ vẫn giữ dấu vết đục đẽo bằng công cụ đá, minh chứng người tiền sử có khả năng lập kế hoạch và xây dựng phức tạp.(Ảnh: Wikipedia)

Bề mặt gỗ vẫn giữ dấu vết đục đẽo bằng công cụ đá, minh chứng người tiền sử có khả năng lập kế hoạch và xây dựng phức tạp.(Ảnh: Wikipedia)

Phát hiện này vượt xa quan niệm việc sử dụng gỗ chỉ để đốt lửa hay làm công cụ của người tiền sử.(Ảnh: Live Science)

Phát hiện này vượt xa quan niệm việc sử dụng gỗ chỉ để đốt lửa hay làm công cụ của người tiền sử.(Ảnh: Live Science)

Giả thuyết cho rằng cấu trúc có thể là lối đi, bệ lưu trữ hoặc công trình tránh ngập nước và công trình cho động vật.(Ảnh: Reuters)

Giả thuyết cho rằng cấu trúc có thể là lối đi, bệ lưu trữ hoặc công trình tránh ngập nước và công trình cho động vật.(Ảnh: Reuters)

Khả năng chế tác gỗ đòi hỏi sự hợp tác, giao tiếp và có thể sử dụng hình thức ngôn ngữ sơ khai.(Ảnh: Arkeonews)

Khả năng chế tác gỗ đòi hỏi sự hợp tác, giao tiếp và có thể sử dụng hình thức ngôn ngữ sơ khai.(Ảnh: Arkeonews)

Phát hiện này thách thức quan niệm rằng chỉ Homo sapiens hoặc nhóm người cận đại mới tạo được các cấu trúc gỗ phức tạp.(Ảnh: Pixabay)

Phát hiện này thách thức quan niệm rằng chỉ Homo sapiens hoặc nhóm người cận đại mới tạo được các cấu trúc gỗ phức tạp.(Ảnh: Pixabay)

Kalambo là một địa điểm khảo cổ quý giá, chứng minh người tiền sử tại đây có năng lực sáng tạo và thay đổi môi trường xung quanh.(Ảnh: Tripadvisor)

Kalambo là một địa điểm khảo cổ quý giá, chứng minh người tiền sử tại đây có năng lực sáng tạo và thay đổi môi trường xung quanh.(Ảnh: Tripadvisor)

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cây hiếm khi nở hoa, cứ nở là được coi như điềm báo.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khuc-go-500000-tuoi-he-lo-dieu-khong-tuong-ve-nguoi-tien-su-2063631.html
Zalo