Nữ phi công Bessie Coleman: Phá vỡ rào cản trên bầu trời

Bessie Coleman (26/1/1892 - 30/4/1926) là một phi công người Mỹ gốc Phi. Bà là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên trên thế giới có giấy phép phi công và được ghi vào lịch sử là người tiên phong trong cả lĩnh vực hàng không và quyền công dân ở nước Mỹ.

 Nữ phi công bên chiếc máy bay của mình năm 1922

Nữ phi công bên chiếc máy bay của mình năm 1922

Bessie Coleman lớn lên trong một gia đình nông dân có 13 người con. Hoàn cảnh nghèo khó, thêm vào việc bà là người da màu, đã gây cho bà rất nhiều khó khăn. Bà phải bỏ học đại học chỉ sau một học kì.

Sau đó, Coleman chuyển tới Chicago với anh trai và làm móng để kiếm sống qua ngày. Trong thời gian này, bà đã được nghe câu chuyện về các phi công trong Thế chiến thứ nhất và những chiến công trên không của họ đã khơi dậy niềm đam mê hàng không của Bessie.

Chân dung phi công Bessie Coleman

Chân dung phi công Bessie Coleman

Ở Mỹ, các trường đào tạo bay đã từ chối cho bà nhập học vì lý do chủng tộc và giới tính. Vì vậy, bà đã lên đường tới châu Âu và xuất sắc giành được giấy phép phi công chỉ sau 7 tháng đào tạo.

Sau đó, bà tiếp tục ở lại và học với các phi công dày dặn kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng trước khi trở về Mỹ.

Tại Mỹ, Bessie bắt đầu biểu diễn tại các buổi trình diễn trên không, khiến khán giả phải kinh ngạc với những cú lộn vòng, các động tác trên không táo bạo.

Giấy phép phi công của Bessie Coleman do Liên đoàn Hàng không Quốc tế cấp năm 1921

Giấy phép phi công của Bessie Coleman do Liên đoàn Hàng không Quốc tế cấp năm 1921

Bà được công chúng gọi là "ong chúa" và trở nên nổi tiếng trong giới phi công. Bà sử dụng danh tiếng của mình để truyền cảm hứng cho những người theo đuổi ước mơ bất chấp rào cản xã hội.

Nhóm học viên phi công, trong đó có Bessie Coleman, tại trường Ecole d’Aviation des Freres Caudron ở Le Crotoy, Pháp

Nhóm học viên phi công, trong đó có Bessie Coleman, tại trường Ecole d’Aviation des Freres Caudron ở Le Crotoy, Pháp

Ước mơ của bà là thành lập một trường đào tạo phi công người Mỹ gốc Phi nhưng bà đã qua đời ở tuổi 34 trong một vụ tai nạn khi đang bay thử nghiệm cho một buổi trình diễn.

Bài báo nói về sự ra đi của nữ phi công năm 1926

Bài báo nói về sự ra đi của nữ phi công năm 1926

Các buổi lễ tưởng nhớ bà có hàng nghìn người tham dự và bài điếu văn được đọc bởi Ida B. Wells, một nhà báo và nhà hoạt động nổi tiếng.

Bessie Coleman Aero Club, một câu lạc bộ phi công dành cho cả nam và nữ, đã được thành lập để tôn vinh bà, đồng thời nhằm nâng cao nhận thức về hàng không trong cộng đồng người da màu

Bessie Coleman Aero Club, một câu lạc bộ phi công dành cho cả nam và nữ, đã được thành lập để tôn vinh bà, đồng thời nhằm nâng cao nhận thức về hàng không trong cộng đồng người da màu

Những thành tựu của Bessie Coleman đã mở đường cho các thế hệ phi công và nhà hoạt động tương lai. Di sản của bà đã được tưởng nhớ theo nhiều cách khác nhau, bao gồm các trường học, học bổng và các chương trình hàng không được đặt theo tên của nữ phi công.

Năm 1995, Bưu điện Hoa Kỳ phát hành một con tem có hình của Bessie Coleman, ghi nhận những đóng góp của bà

Năm 1995, Bưu điện Hoa Kỳ phát hành một con tem có hình của Bessie Coleman, ghi nhận những đóng góp của bà

Năm 1995, Bưu điện Hoa Kỳ đã phát hành một con tem có hình của bà, ghi nhận những đóng góp của bà cho cả ngành hàng không và sự tiến bộ của bình đẳng chủng tộc và bình đẳng giới.

Ngôi mộ của “Bessie dũng cảm” tại Nghĩa trang Lincoln, gần Chicago, Mỹ

Ngôi mộ của “Bessie dũng cảm” tại Nghĩa trang Lincoln, gần Chicago, Mỹ

Câu chuyện của Bessie Coleman là một ví dụ của sự quyết tâm, lòng dũng cảm và niềm tin mãnh liệt có thể đưa ước mơ lên bầu trời và xa hơn nữa.

Thiên Ánh (Tổng hợp)

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nu-phi-cong-bessie-coleman-pha-vo-rao-can-tren-bau-troi-20250121131818292.htm
Zalo