Nơi sóng biển đe dọa 'nuốt' hàng loạt nhà, dân nơm nớp lo âu

40 hộ dân thôn Phổ Trường (xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) sống trong lo lắng khi sóng biển đánh vào bờ gây sạt lở sát nhà.

XEM CLIP:

Ghi nhận của VietNamNet, hơn 200m đường biển bị sóng biển đánh đến sát đường dân sinh, có nơi cách nhà dân khoảng 5m. Chính quyền đã dùng đá và bao tải cát để tạm ngăn biển xâm thực.

Chị Đỗ Thị Tiến (32 tuổi, thôn Phổ Trường) nhớ lại, vào tối 28/11, trong vòng chưa đầy 2 giờ, sóng biển đã cuốn đi đất đá khiến nhà chị còn cách địa điểm sạt lở chưa đầy 7m.

“Sóng rất lớn đánh vào bờ, cuốn đất đá ra biển. Con đường bê tông bị xói mòn dưới đáy khiến một đoạn dài hơn 20m bị khoét hàm ếch.

Gia đình tôi phải chuyển hết đồ đạc đến nơi an toàn để tránh biển “nuốt” nhà bất cứ lúc nào. Mùa mưa bão, đêm đến chúng tôi cũng không ngủ được vì nơm nớp lo âu”, chị Tiến lo lắng.

Sóng biển đánh vào bờ khiến một đoạn đường hơn 20m xói mòn

Sóng biển đánh vào bờ khiến một đoạn đường hơn 20m xói mòn

Chính quyền và người dân địa phương dùng bao tải cát để ngăn kè tạm thời

Chính quyền và người dân địa phương dùng bao tải cát để ngăn kè tạm thời

Sống ở trong khu dân cư số 1 (thôn Phổ Trường) chị Trương Thị Dung vẫn chưa hết lo lắng khi nhớ lại đợt sạt lở vừa rồi.

Chị Dung chia sẻ: “Lúc đó người dân rất lo lắng vì sợ sạt lở đến sát nhà rồi. Chính quyền và người dân chất cát vào bao để ngăn kè tạm thời. Mọi người lúc đó cùng nhau dọn dẹp, di chuyển đồ đạc giúp các hộ có nguy cơ sạt lở.

Trước đây, bờ biển cách điểm sạt lở đến hơn 20m, những năm gần đây biển xâm thực mạnh khiến ai cũng ăn không ngon, ngủ không yên”.

Trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An Phạm Thị Công cho biết, hiện tượng xâm thực này đã diễn ra nhiều năm nhưng năm nay mưa nhiều nên xảy ra xói lở mạnh nhất.

“Khi nhận được thông tin biển xâm thực vào sát nhà dân vào tối 28/11, chúng tôi đã cử lực lượng cán bộ cũng như người dân địa phương dùng bao cát để ngăn sạt tạm thời.

Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đến nay chúng tôi đã kè được hơn 10 nghìn bao cát, gần 50 xe đá và 30 xe vật liệu xây dựng cũ để tạm thời ngăn sóng biển đánh”, bà Công thông tin.

Xã Nghĩa An đã kè được hơn 10 nghìn bao cát, gần 50 xe đá và 30 xe vật liệu xây dựng cũ để ngăn sóng biển đánh

Xã Nghĩa An đã kè được hơn 10 nghìn bao cát, gần 50 xe đá và 30 xe vật liệu xây dựng cũ để ngăn sóng biển đánh

Đợt mưa lớn ngày 28/11, chị Đỗ Thị Tiến phải di chuyển đồ đạc trong nhà đến nơi khác

Đợt mưa lớn ngày 28/11, chị Đỗ Thị Tiến phải di chuyển đồ đạc trong nhà đến nơi khác

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh chỉ đạo đầu tư khẩn cấp tuyến kè chắn sóng bảo vệ bờ biển thôn Phổ Trường nhằm đảm bảo an toàn cho người dân nơi đây

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh chỉ đạo đầu tư khẩn cấp tuyến kè chắn sóng bảo vệ bờ biển thôn Phổ Trường nhằm đảm bảo an toàn cho người dân nơi đây

Mới đây, ngày 13/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã trực tiếp đến kiểm tra tình hình sạt lở bờ biển thôn Phổ Trường.

Ông Minh chỉ đạo đầu tư khẩn cấp tuyến kè chắn sóng bảo vệ bờ biển thôn Phổ Trường nhằm đảm bảo an toàn cho con người và nhà cửa ở đây.

Để giải quyết tình trạng sạt lở trước mắt, UBND TP đổ đá hộc tạo mái gia cố tạm thời 200m sạt lở nặng. Tổng kinh phí dự kiến đầu tư 750m kè chắn sóng khoảng 80 tỉ đồng.

"UBND tỉnh đã trình Thủ tướng xin đầu tư một số dự án do ảnh hưởng của bão lũ năm 2021. Nếu được duyệt, tỉnh sẽ phân bổ để đầu tư đê kè xã Nghĩa An. Nếu không, tỉnh Quảng Ngãi sẽ lấy vốn từ ngân sách tỉnh đầu tư. Dự kiến khoảng từ tháng 6-8/2022, phải hoàn thành tuyến kè, đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão năm sau", ông Minh nói.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng vừa có thông báo về việc ứng phó với diễn biến của bão Rai gửi các đơn vị chức năng.

Theo đó, các đơn vị chức năng cần thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh; thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP tổ chức kiểm điểm, chủ động thực hiện việc quản lý tàu thuyền ra khơi theo chỉ đạo của lãnh đạo của lãnh đạo UBND TP; thường xuyên cung cấp tình hình tàu thuyền cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự.

Các quận huyện thường xuyên theo dõi các bản tin về diễn biến cơn bão và tình hình thời tiết để có kế hoạch sản xuất phù hợp...

Công Sáng

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/noi-song-bien-de-doa-nuot-hang-loat-nha-dan-nom-nop-lo-au-801395.html
Zalo