Nỗ lực đảm bảo nước sinh hoạt ở vùng cao
Nậm Pồ là huyện vùng cao, bị chia cắt bởi đồi núi, người dân sinh sống không tập trung địa hình núi cao nên vấn đề nước sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, hệ thống công trình nước sinh hoạt được đầu tư đồng bộ, kiên cố, giúp người dân vùng cao Nậm Pồ có điều kiện sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh trong sinh hoạt.

Người dân xã Phìn Hồ sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt.
Nậm Pồ là huyện có địa hình đồi núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông; độcao từ 200m - 1.800m; xen kẽ giữa các dãy núi có dạng địa hình thung lũng,sông suối, thềm bãi bồi... phân bố rộng khắp trên địa bàn nhưng diện tích nhỏ,hẹp làm ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và tưới tiêu cho phần lớn diện tích đấtcanh tác lúa và hoa màu. Mặt khác, Nậm Pồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới giómùa, mùa khô (mùa đông) và mùa mưa (mùa hè). Mùa khô từ tháng 11 năm trước đếntháng 4 năm sau, có gió mùa đông lạnh khô, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng(gió Lào); ít mưa, chịu nhiều sương muối và rét hại gây bất lợi cho đời sống vàsản xuất nông nghiệp.

Ngoài đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, các công trình nước sinh hoạt tập trung góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong ảnh: Người dân xã Nậm Chua chăm sóc lúa.
Từ thực trạng khí hậu, thời tiết, địa hình ảnh hưởng không nhỏ đến sảnxuất, đời sống nhân dân, đặc biệt là người dân sống bằng sản xuất nông nghiệp, nươngrẫy… Vì thế, bên cạnh quan tâm phát triển hạ tầng nông thôn, các công trìnhgiao thông, điện - đường - trường - trạm, huyện Nậm Pồ đã quan tâm huy động nguồnvốn, dành sự ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tậptrung đến từng bản, cụm dân cư; đồng thời hằng năm huyện bố trí nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng tại các công trình. Ông Hạng Nhè Ly,Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ cho biết: Giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn huyện thực hiện đầu tư 34 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (tổng nguồnvốn là 103,26 tỷ đồng), nâng số công trình cấp nước trong toàn huyện lên 108công trình. Để thực hiện tốt chủ trương nâng cao tỷ lệ người dân nôngthôn được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, huyện Nậm Pồ đã triểnkhai nhiều giải pháp đồng bộ; đẩy mạnh việc tuyên truyền về nước sạch và vệsinh môi trường; công tác quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn đượcquan tâm. Hiện tại, toàn huyện có 15/15 xã đã thành lập tổ, hội dùng nước với tổngsố 218 thành viên trực tiếp quản lý, vận hành các công trình nước đã được đâùtư xây dựng tại địa bàn. Ngoài nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo dưỡngcông trình, thành viên ban quản lý còn có trách nhiệm thực hiện bảo vệ các tácđộng bên ngoài gây ảnh hưởng đến nguồn nước, nguồn sinh thủy.

Nước sinh hoạt hợp vệ sinh góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tại bản Mạy Hốc (xã Phìn Hồ), sau khi được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, côngtrình nước sinh hoạt đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Ông Sùng AVảng, Trưởng bản chia sẻ: “Nếu trước kia người dân phải dùng thùng, xô đi gùinước ở những khe suối xa bản về để dùng thì hiện nay nướcđã được kéo về đến bản, phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân; đặc biệt nhờcó nguồn nước ổn định mà việc trồng trọt, chăn nuôi trở nên thuận lợi hơn”.

Người dân xã Si Pa Phìn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì hiện nay trong tổng số 108 công trình nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Nậm Pồ vẫncòn 3 công trình hoạt động kém hiệu quả; 13 côngtrình không hoạt động. Đặc biệt, với những bản vùng cao địahình hiểm trở, đồi núi dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, vực sâu, thườngxuyên xảy ra sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét làm thiệt hại, ảnh hưởng đến cáccông trình nước sinh hoạt. Một số công trình nước sinh hoạt tập trung nông thônđã được đầu tư xây dựng từ nhiều năm trước nay đã hư hỏng, xuốngcấp, hết khấu hao; trong khi nguồn vốn duy tu, sửa chữa hạn hẹp. Do đó côngtác quản lý, khai thác, vận hành các công trình nước sinh hoạt sau đầu tư gặpnhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Ý thức bảo vệ công trình, giữgìn tài sản công cộng của người dân còn hạn chế.
Để khắc phục tình trạng trên, huyện Nậm Pồ tiếp tục tăng cườngtuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong bảo vệ công trìnhcấp nước sinh hoạt và huy động sức dân tham gia duy tu, sửa chữa,bảo dưỡng kịp thời khi công trình hư hỏng nhỏ. Rà soát, kiện toàn tổ chứctổ cộng đồng quản lý, vận hành trên địa bàn các xã nhằm nâng cao năng lực quảnlý, vận hành bền vững, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, nhất là các côngtrình đang giao cho cộng đồng thôn bản quản lý, vận hành.
Huyện bố trí ngân sách đủ nguồn lực để hỗ trợ thực hiện đâùtư dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn trên địa bàn xã. Đối với những địabàn doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư thì thực hiện theo hình thức xã hôịhóa; với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khan hiếm nước, vùng có điêùkiện kinh tế khó khăn thì bố trí nguồn ngân sách nhà nước đầu tư. Mặt khác huy động, lồng ghép các nguồn lực, ưu tiên sử dụngkinh phí từ chương trình, dự án nguồn ngân sách và nguồn vốn của các tổ chứcphi Chính phủ như: ODA, WB… cho nâng cấp, sửa chữa, cải tạo và mở rộng hệ thống công trình cấp nước nông thôn.
Có thể khẳng định, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã góp phầnquan trọng cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, đặc biệt làđồng bào DTTS trên địa bàn huyện vùng cao Nậm Pồ. Nhận thức rõ vai trò, giátrị của các công trình nước sinh hoạt, người dân cũng cần nâng cao ý thức, tuânthủ nghiêm túc việc quản lý, vận hành, sử dụng để phát huy hiệu quả một cáchcao nhất.