Nhuộm tóc có làm tóc rụng nhiều hơn?

Một màu tóc mới có thể mang lại một diện mạo mới, nhưng nhiều người lo ngại việc nhuộm tóc sẽ làm tình trạng rụng tóc trầm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nhuộm tóc có làm tóc rụng nhiều hơn không?

1. Các thành phần của thuốc nhuộm tóc ảnh hưởng đến tóc như thế nào?

Thuốc nhuộm tóc là sản phẩm dùng để thay đổi màu tóc, có nhiều dạng và nồng độ khác nhau, đáp ứng các nhu cầu và sở thích khác nhau.

Có 3 loại hóa chất thường được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc là:

Amoniac
Hydro peroxid
Paraphenylenediamine (PPDA hoặc PPD) và các chất khác

- Amoniac nâng lớp biểu bì tóc, là lớp bao phủ thân tóc, thấm vào thân tóc, khiến tóc phồng lên. Cả hai phản ứng đều ảnh hưởng đến tóc.

- Hydrogen peroxide vừa loại bỏ màu tự nhiên của tóc vừa làm khô tóc. Trong khi hydrogen peroxide có mục đích tác động đến melanin tạo nên màu tóc tự nhiên thì nó cũng có thể tấn công keratin, đây là protein chính trong sợi tóc. Cả amoniac và hydrogen peroxide đều có thể loại bỏ lớp phủ lipid bảo vệ trên tóc, khiến thân tóc yếu, mỏng đi và dễ bị hư tổn hơn.

Nhuộm tóc nhiều khiến tóc hư tổn, dễ gãy rụng...

Nhuộm tóc nhiều khiến tóc hư tổn, dễ gãy rụng...

- PPD là thuốc nhuộm vĩnh viễn, cho phép gội đầu mà không làm mất màu tóc. Thuốc nhuộm tóc càng sẫm màu thì càng chứa nhiều PPD. Thuốc nhuộm vĩnh viễn loại bỏ màu tóc tự nhiên để thay thế màu mới. Thuốc nhuộm bán vĩnh viễn chỉ thấm một phần vào sợi tóc để phần lớn thuốc nhuộm vẫn nằm trên bề mặt, chỉ ảnh hưởng đến bề mặt tóc và không thấm vào lớp biểu bì tóc.

Thuốc nhuộm không chứa amoniac được cho là an toàn hơn và ít gây hại cho tóc hơn.

Tóc thường trải qua ba giai đoạn:

Anagen – Giai đoạn tăng trưởng: Trong giai đoạn này, 85 đến 90 % tóc đang phát triển tích cực.
Catagen – Giai đoạn chuyển tiếp: Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 3 tuần và tóc mọc chậm lại.
Telogen – Giai đoạn nghỉ ngơi: Nang tóc hoàn toàn nghỉ ngơi, kéo dài trung bình khoảng 100 ngày.

Rụng tóc telogen xảy ra trong giai đoạn nghỉ ngơi. Nghiên cứu y khoa cho thấy từ 5 - 10% tóc trên đầu sẽ ở giai đoạn telogen tại bất kỳ thời điểm nào. Quá trình nhuộm có thể khiến những sợi tóc thường rụng trong giai đoạn telogen, thay vì quá trình thông thường. Ngoài ra các hóa chất kể trên có trong thuốc nhuộm đủ mạnh để làm thay đổi cấu trúc tự nhiên của tóc, gây ra tình trạng giòn, mỏng và gãy bằng cách làm suy yếu cấu trúc keratin của tóc.

Tuy nhiên dạng rụng tóc do nhuộm tóc này sẽ mọc lại, vì tóc rụng do tổn thương ở thân tóc chứ không phải nang tóc. Với sự chăm sóc thích hợp và ngừng sử dụng hóa chất, tóc thường sẽ mọc chắc khỏe trở lại.

Không nên nhuộm tóc quá thường xuyên.

Không nên nhuộm tóc quá thường xuyên.

3. Cần chú ý gì để nhuộm tóc an toàn?

- Chọn sản phẩm thuốc nhuộm tóc chất lượng: Chọn nhãn hiệu thuốc nhuộm tóc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tốt nhất nên sử dụng những sản phẩm nhuộm tóc không mùi để tránh gây kích ứng đường hô hấp.

- Tiến hành kiểm tra dị ứng trước khi nhuộm tóc: Tốt nhất nên tiến hành thử nghiệm trên một vùng nhỏ trên các bộ phận của cơ thể như khuỷu tay, cẳng tay... 8 giờ trước khi nhuộm tóc.

- Người bị dị ứng và đang mang thai không nên nhuộm tóc.

- Khi nhuộm tóc, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với da. Nếu vô tình tiếp xúc, có thể dùng vaseline bôi lên hoặc lau sạch kịp thời. Sau khi nhuộm tóc, nên gội sạch thuốc nhuộm tóc thừa kịp thời để tránh cặn bám trên da.

- Không nên nhuộm tóc thường xuyên: Nên nhuộm tóc cách nhau ít nhất 3 tháng, tốt nhất là không quá 2 lần một năm và nên đến tiệm cắt tóc chuyên nghiệp để nhuộm tóc.

Mời xem thêm video được quan tâm:

Lời khuyên từ bác sĩ giúp tóc mọc nhanh và giảm rụng tóc | SKĐS

DS. Vũ Thùy Dương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhuom-toc-co-lam-toc-rung-nhieu-hon-169250116222835197.htm
Zalo