Những trường hợp này không được hưởng BHYT từ tháng 7 tới
Theo Luật Bảo hiểm Y tế 2024, từ 1/7/2025, vẫn giữ nguyên 12 trường hợp người bệnh không được hưởng BHYT theo luật cũ. Dưới đây là các trường hợp cụ thể.
Từ 01/7/2025, trường hợp nào không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh?
Theo khoản 18 Điều 1 Luật Bảo hiểm Y tế 2024, từ 1/7/2025, vẫn giữ nguyên 12 trường hợp người bệnh không được hưởng BHYT của Luật Bảo hiểm Y tế 2014.
12 trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ 1/7/2025 gồm:

So với của Luật Bảo hiểm Y tế 2014, Luật bảo hiểm mới sửa đổi bổ sung 2 trường hợp (7) và trường hợp (8). 2 trường hợp đó là:
- Điều trị lác và tật khúc xạ của mắt đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên >> Nâng độ tuổi không được hưởng BHYT khi điều trị khoản này từ 06 tuổi lên 18 tuổi.
- Sử dụng thiết bị y tế thay thế bao gồm chân giả, tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Từ 1/7/2025, 12 trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo Luật Bảo hiểm y tế 2024. Ảnh minh họa: TL
Từ 1/7/2025, đóng BHXH thế nào để được hưởng chế độ BHYT?
Từ 1/7/2025, Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định tỷ lệ đóng BHXH 2025 như sau:
1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ Điều 32, 33, 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỷ lệ đóng BHXH năm 2025 của doanh nghiệp và người lao động như sau:
Với lao động Việt Nam

Như vậy, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc 2025 của lao động người Việt Nam là 32%.
Trong đó:
- Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đóng 21,5%: Gồm 14% cho chế độ hưu trí, 3% cho chế độ ốm đau - thai sản, 0,5% chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 3% BHYT.
- Người lao động đóng 10,5%: Gồm 8% vào quỹ hưu trí; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% BHYT.
Với lao động nước ngoài

Như vậy, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc 2025 của lao động nước ngoài là 30%.
(*) Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.
(Căn cứ: Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP).