Những sai lầm khi mua điện thoại mới và cách khắc phục
Sắm một chiếc điện thoại mới là niềm vui của người dùng, nhưng không phải ai cũng có lựa chọn đúng đắn. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khi 'lên đời' điện thoại và cách khắc phục.
Victor Hristov, một chuyên gia đánh giá điện thoại với gần 15 năm kinh nghiệm, đã chia sẻ những trên trang Phone Arena những sai lầm phổ biến mà người dùng thường mắc phải khi chọn mua điện thoại mới. Dưới đây là 5 lỗi thường gặp và cách khắc phục.
Video về 5 sai lầm khi chọn mua điện thoại mới
1. Chọn kích thước điện thoại không phù hợp
Nhiều người cho rằng họ có thể làm quen với việc sử dụng điện thoại lớn hơn, vì nghĩ rằng thiết bị lớn thường đi kèm với pin dung lượng cao hơn, màn hình rộng hơn và camera tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người không thể thích nghi với kích thước lớn và cảm thấy hối tiếc về quyết định của mình. Do đó, việc lựa chọn một chiếc điện thoại có kích thước phù hợp với nhu cầu và thói quen sử dụng cá nhân là rất quan trọng.
2. Tiết kiệm quá mức về dung lượng lưu trữ
Một sai lầm lớn khác là chọn mua điện thoại có dung lượng lưu trữ thấp, chẳng hạn như 128 GB, với suy nghĩ rằng như vậy là đủ. Tuy nhiên, sau vài năm sử dụng, với số lượng ảnh và video ngày càng tăng, bộ nhớ có thể nhanh chóng đầy. Thay vì lo lắng về việc xóa ứng dụng hoặc nâng cấp dịch vụ lưu trữ đám mây, người dùng nên cân nhắc chọn thiết bị có ít nhất 256 GB bộ nhớ để sử dụng thoải mái hơn.PhoneArena.
3. Chạy theo xu hướng mà không cân nhắc kỹ
Một số người bị thu hút bởi các xu hướng mới như điện thoại gập đôi hoặc thậm chí gập ba, mà không thực sự cần đến chúng. Điện thoại gập thường dễ hỏng màn hình hơn và có giá cao, chẳng hạn như chiếc Galaxy Z Fold 6 có giá 35 triệu đồng, trong khi chiếc Huawei Mate X3 có giá tới 48 triệu đồng.
Trước khi quyết định, nên cân nhắc kỹ lưỡng xem tính năng mới có thực sự cần thiết và phù hợp với nhu cầu sử dụng hay không.
4. Chỉ dựa vào lời khuyên của nhân viên bán hàng
Một số người mua điện thoại chỉ dựa vào lời khuyên của nhân viên bán hàng mà không tự nghiên cứu trước. Một số nhân viên bán hàng có hiểu biết về ưu nhược điểm của từng loại điện thoại, nhưng mục tiêu của họ là bán được loại điện thoại mà họ cần bán, vì thế đôi khi họ có thể không tư vấn đúng loại điện thoại phù hợp với nhu cầu người dùng. Một khả năng khác là họ không đủ hiểu biết về ưu điểm và nhược điểm của điện thoại như một người đánh giá dày dặn kinh nghiệm.
Do đó, trước khi đến cửa hàng, người dùng nên tìm hiểu kỹ về các mẫu điện thoại, so sánh thông số kỹ thuật và đọc các đánh giá để đưa ra quyết định sáng suốt.
5. Quá chú trọng vào thương hiệu

Điện thoại của Samsung, Apple, Google, Huawei và OnePlus
Một số người mua điện thoại là mua thương hiệu chứ không phải mua theo nhu cầu. Chẳng hạn như nhiều người dùng thích điện thoại Apple, và họ có thể thấy chiếc iPhone 16e khá hấp dẫn vì có mức giá chỉ 15 triệu đồng. Nhưng nếu họ là người thích quay video thì việc mua iPhone 16e sẽ là sai lầm vì nó không có chế độ chống rung khi quay.
Vì thế, nếu người dùng thường xuyên chụp ảnh, nên ưu tiên các mẫu có camera chất lượng cao; nếu cần thời lượng pin dài, nên chọn thiết bị có dung lượng pin lớn thay vì chỉ dựa vào thương hiệu. Việc xác định rõ nhu cầu sẽ giúp người dùng chọn được chiếc điện thoại đáp ứng tốt nhất cho mình.