Những người nào tuyệt đối không được ăn cacao?

Cacao chứa caffeine. Do đó, việc tiêu thụ một lượng quá lớn cacao có thể gây căng thẳng, đi tiểu nhiều, mất ngủ và tim đập nhanh.

Phụ nữ mang thai tiêu thụ lượng lớn cacao có thể khiến bạn sẩy thai. sinh non, thai nhi nhẹ cân.

Phụ nữ mang thai tiêu thụ lượng lớn cacao có thể khiến bạn sẩy thai. sinh non, thai nhi nhẹ cân.

Tác dụng phụ của cacao

Loài cây này còn gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng với liều lượng lớn, bao gồm:

_ Phản ứng dị ứng da

_ Táo bón và đau nửa đầu

_ Buồn nôn, sôi bụng và xì hơi.

_ Một vài người dùng bơ cacao bôi ngoài da có thể gặp phải tình trạng phát ban.

Những ai cần hạn chế tối đa sử dụng cacao

Bên cạnh những tác dụng phụ của ca cao, bạn cần lưu ý về các nhóm đối tượng cần hạn chế tối đa sử dụng cacao:

_ Phụ nữ mang thai và cho con bú: cacao chứa caffeine nhưng vẫn có thể an toàn với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với lượng vừa phải.

Hãy theo dõi lượng tiêu thụ ca cao hàng ngày của bạn. Nếu tiêu thụ lượng lớn cacao khi mang thai có thể khiến bạn sẩy thai, sinh non, thai nhi nhẹ cân. Một số chuyên gia khuyên bạn nên tiêu thụ caffeine dưới 200mg mỗi ngày trong khi mang thai.

Nồng độ caffeine có trong sữa mẹ bằng khoảng 1/2 nồng độ caffeine có trong máu mẹ. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều chocolate (khoảng 450g/ngày), trẻ bú mẹ có thể trở nên cáu kỉnh và đi tiêu thường xuyên.

_ Những người bị chứng rối loạn lo âu: nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc tiêu thụ một lượng lớn ca cao có thể khiến chứng rối loạn lo âu trở nên tồi tệ hơn.

_ Những người bị rối loạn chảy máu: một tác dụng phụ của ca cao là làm chậm quá trình đông máu. Việc tiêu thụ lượng lớn ca cao có thể tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím ở những người bị rối loạn chảy máu.

_ Những người có bệnh lý tim mạch: caffeine trong ca cao có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc tim đập nhanh ở một số người. Do đó, những người có bệnh tim không nên dùng..

_ Những người có hệ tiêu hóa kém, hay bị tiêu chảy: tiêu chảy là một tác dụng phụ phổ biến của bột ca cao khi tiêu thụ quá nhiều.

_ Những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): cacao có thể cản trở tính hiệu quả của van trong ống thực quản, làm cho các triệu chứng của bệnh thêm tồi tệ.

_ Những người bị bệnh tăng nhãn áp: caffeine trong ca cao làm tăng áp lực trong mắt. Những người bị bệnh tăng nhãn áp nên thận trọng khi sử dụng ca cao.

_ Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS): caffeine trong ca cao, đặc biệt khi uống với số lượng lớn, có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

_ Những người bị đau nửa đầu: việc tiêu thụ ca cao có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở những người có cơ địa nhạy cảm với caffeine.

_Những người bị bệnh loãng xương: caffeine có trong ca cao có thể làm tăng lượng canxi thải ra qua nước tiểu. Do đó, những người bị loãng xương nên thận trọng với tác dụng phụ này của cacao.

_ Người chuẩn bị làm phẫu thuật: cacao có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Hãy ngừng dùng loại thực phẩm này ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên, đặc biệt khi dùng liều vừa phải. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Cacao có thể tương tác với những gì?

_ Một số loại thuốc như thuốc kháng monoamine oxidase và theophylline.

_ Một số loại thuốc từ thảo dược

_ Các loại nước có đường, có gas như cà phê, coca cola, trà khi dùng chung với cacao có thể làm bạn bị kích động.

_ Cacao có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm catecholamin trong nước tiểu, axit vanillyl và thời gian máu đông.

Hãy ngưng dùng cacao khi bạn đang sử dụng các loại thuốc sau đây để tránh các tác dụng phụ:

_ Adenosine

_ Clozapine

_ Dipyridamole

_ Ergotamine

_ Estrogen

_ Lithium

_ Thuốc điều trị hen suyễn (thuốc chủ vận beta-adrenergic)

_ Thuốc trị trầm cảm (MAOIs)

_ Thuốc trị bệnh đái tháo đường

_ Phenylpropanolamine

_ Theophylline

_ Các loại thuốc kháng sinh (thuốc kháng sinh quinolone)

_ Thuốc tránh thai

_ Thuốc điều trị các bệnh dạ dày cimetidine

_ Thuốc cai rượu disulfiram

_ Thuốc điều trị nhiễm nấm và nấm men fluconazole

_ Thuốc điều trị tình trạng nhịp tim không đều mexiletin

_ Thuốc điều trị các bệnh tim mạch verapamil

Vân Lê

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/nhung-nguoi-nao-tuyet-doi-khong-duoc-an-cacao.html
Zalo