Những người lính trở về từ tuyến lửa
Chiến tranh, không chỉ là câu chuyện của hôm qua. Sau cuộc chiến, dù trên cương vị công tác nào hay trong cuộc sống đời thường, những cựu chiến binh góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975 vẫn luôn thắp sáng ngọn lửa truyền thống, khí tiết của một người lính từng chiến đấu và trở về từ tuyến lửa.

Cựu chiến binh Nguyễn Minh Khâm ôn lạitruyền thống cách mạng với thế hệ trẻ.
“Sau 8 tháng cùng nhau huấn luyện ởThái Nguyên, tôi và người bạn thân tên Trị được phân về Tiểu đoàn 2, Trung đoàn9, Sư đoàn 320 tham gia chiến đấu ở Gia Lai. Ngày đầu đến đơn vị, ban ngày nhậnnhiệm vụ thì ngay tối hôm ấy chúng tôi đã tham gia chiến đấu trực tiếp trên chiếntrường. Bạn tôi đã hy sinh trong trận đánh đầu tiên ấy”. Đó là lời kể và cũng làký ức không thể quên với cựu chiến binh Nguyễn Minh Khâm, tổ dân phố 3, phườngThanh Trường, TP. Điện Biên Phủ.
Theo ông Khâm, đau thương là vậy, nhưngtrong suy nghĩ của những người lính trẻ mới 18, đôi mươi lúc đấy chỉ có một ýchí duy nhất là tiếp tục chiến đấu hết mình, chiến đấu cho cả phần những đồng đôịđã hy sinh và phải trở về, để thắp cho đồng đội mình một nén hương thơm, báotin chiến thắng.
Có trải qua những mất mát do chiếntranh gây ra, mới thấu hiểu và càng thêm trân trọng giá trị của hòa bình. Cũngbởi vậy, trở về với đời thường, suốt nhiều năm nay, ông Khâm vẫn giữ trọn vẹntinh thần của người lính cụ Hồ, chăm lo phát triển kinh tế gia đình, gương mâũđi đầu trong mọi hoạt động của địa phương.
Về quê hương trong điều kiện còn nhiêùkhó khăn, không cam chịu hoàn cảnh ông Khâm mạnh dạn khai hoang ruộng vườn làmlúa và phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi gà thả vườn. Với quy mô gần 100con gà mỗi lứa, để mô hình nuôi gà đạt hiệu quả, ông Khâm đầu từ xây dựng hệ thốngchuồng trại, trồng cây tạo bóng mát cho gà. Từ việc bán gà thịt và trứng đãmang lại cho gia đình ông nguồn thu ổn định.
Vốn là bệnh binh 66%, những năm gần đây,khi sức khỏe không đủ điều kiện làm kinh tế ông Khâm vẫn là chỗ dựa tinh thần vữngchắc, động viên con cháu sống tốt, sống có ích, xây dựng gia đình văn hóa, thựchiện nếp sống văn minh tại cộng đồng, là tấm gương mẫu mực để thế hệ trẻ noitheo.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hồng chăm sócdiện tích trồng đào cảnh của gia đình.
Từng tham gia chiến đấu tại nhiều chiếntrường ác liệt trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, trong đó có Chiến dịch HồChí Minh lịch sử, lúc nghe tin toàn thắng, cựu chiến binh Nguyễn Văn Hồng, thônThanh Bình, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên khi ấy mới 20 tuổi. Còn sống trở vềtừ chiến trường, nhưng cựu chiến binh Nguyễn Văn Hồng lại không may khi bị nhiễmchất độc da cam. Ảnh hưởng của chất độc khiến một bên mắt của ông bị mất thị lựchoàn toàn.
Mang nhiều tổn thương trên cơ thểcũng như tinh thần, nhưng với “chất lính” vẫn luôn bền bỉ chảy trong tâm thức, suốtnhững năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Văn Hồng vẫn tiếp tục dấn thân trên “trậntuyến” mới, vẫn từng ngày, từng giờ miệt mài cống hiến, tham gia các hoạt độngan sinh xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương.
Tận dụng diện tích đất nông nghiệp rộngrãi của gia đình, ông Hồng đã đầu tư trồng hơn 100 gốc đào cảnh để bán dịp tết.Không chỉ tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, cựu chiến binh NguyễnVăn Hồng còn hăng hái tham gia các phong trào ở địa phương. 15 năm liền, ông đượcngười dân trong thôn tín nhiệm bầu giữ chức trưởng thôn, sau đó là giữ chức Chihội trưởng Chi hội 6, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Thanh Hưng, huyện ĐiệnBiên.
Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch xã ThanhHưng Lường Văn Tọ, chia sẻ: Xã Thanh Hưng hiện có 16 người là nạn nhân chất độcda cam, hầu hết là những người lính trở về từ chiến trường. Đảm nhiệm vị trí Chihội trưởng Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin của xã, những năm qua cựu chiếnbinh Nguyễn Văn Hồng đã phát huy vai tốt vai trò là cầu nối giữa hội viên nạnnhân chất độc da cam với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức. Không chỉ chia sẻkinh nghiệm vượt qua khó khăn, cựu chiến binh Nguyễn Văn Hồng còn truyền cảm hứngcho những người khác cùng hoàn cảnh, mang đến cho các hội viên ý chí tự lực tựcường, vươn lên trong cuộc sống.
Từ chiến trường năm xưa đến nhữngcông việc đời thường nơi quê nhà, những cựu chiến binh như ông Nguyễn Minh Khâm,Nguyễn Văn Hồng lại tiếp tục khẳng định phẩm chất người lính bằng sự tận tụy vàtrách nhiệm với cộng đồng. Mỗi cương vị đều ghi dấu những đóng góp âm thầmnhưng thiết thực. Mỗi câu chuyện được sẻ chia, không chỉ khơi lại ký ức một thơìgian khó, mà còn nhắn gửi tới thế hệ trẻ hôm nay: Sống trách nhiệm, hành độngvì tập thể là cách trân trọng và tiếp nối xứng đáng những giá trị hòa bình màcha ông đã đánh đổi bằng cả máu xương.