Những người dễ bị mỡ máu nhất

Những người bị béo phì, tiểu đường hay bệnh thận nên xét nghiệm mỡ máu thường xuyên vì có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

 Rối loạn mỡ máu có thể làm tắc và thu hẹp động mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Ảnh minh họa: Freepik.

Rối loạn mỡ máu có thể làm tắc và thu hẹp động mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Ảnh minh họa: Freepik.

Rối loạn mỡ máu, hay lipid máu, là tình trạng cơ thể không thể chuyển hóa chất béo đúng cách, dẫn đến mức cholesterol hoặc chất béo trong máu bất thường. Tình trạng này thường không gây ra triệu chứng rõ rệt, nhưng lại làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ, tắc nghẽn động mạch và thậm chí phải cắt cụt chi.

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

Theo Metropolis India, nguyên nhân gây rối loạn lipid khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn. Tuy nhiên, nhìn chung, những tình trạng này là do sự mất cân bằng trong cách cơ thể chuyển hóa chất béo.

Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn lipid bao gồm:

- Cholesterol cao: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn lipid máu. Cholesterol là loại chất béo được tìm thấy trong máu. Quá nhiều cholesterol có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.

- Triglyceride cao: Triglyceride là loại chất béo khác được tìm thấy trong máu. Giống cholesterol, quá nhiều chất béo trung tính có thể dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng bệnh tim, đột quỵ.

- Béo phì: Những người béo phì có nhiều khả năng bị cholesterol và chất béo trung tính cao. Béo phì cũng dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn bệnh tiểu đường, có thể làm tăng thêm nguy cơ rối loạn lipid.

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu. Những loại chất béo này có thể làm tăng mức cholesterol và chất béo trung tính.

- Lười tập thể dục: Lối sống ít vận động cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu. Tập thể dục giúp cải thiện mức cholesterol và chất béo trung tính.

- Hút thuốc: Khói thuốc lá chứa các hóa chất độc hại có thể làm hỏng động mạch và làm tăng mức cholesterol và chất béo trung tính.

- Tiền sử gia đình: Nếu có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn lipid, bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này.

- Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị cholesterol và chất béo trung tính cao.

- Bệnh thận: Thận có vai trò trong quá trình chuyển hóa cholesterol và chất béo trung tính. Vì vậy, nếu thận có vấn đề, bạn có nguy cơ mắc mỡ máu cao.

Dấu hiệu và biến chứng phổ biến

Theo Medical News Today, các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn lipid bao gồm:

Đau thắt ngực khi nghỉ ngơi và gắng sức (đau khi ấn, cảm giác nóng rát ở vùng tim khi nghỉ ngơi hoặc khi làm việc)
Chóng mặt đột ngột
Tiếng ồn và ù tai
Suy giảm trí nhớ
Giảm khả năng tập trung
Đau ở chân khi đi bộ
Chất béo tích tụ ở da hoặc vùng mí mắt.

Xơ vữa động mạch là một biến chứng thường gặp của rối loạn lipid máu. Đó là khi động mạch cứng lại và thu hẹp, có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, điều quan trọng là phải đi khám để xét nghiệm xác định xem bạn có bị rối loạn lipid hay không. Kiểm tra mức đường huyết thường xuyên đối với bệnh đái tháo đường cũng được khuyến cáo là tiền thân của rối loạn lipid.

Mai Phương

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/nhung-nguoi-de-bi-mo-mau-nhat-post1519854.html
Zalo