Những nét đẹp văn hóa trong dịp Tết cổ truyền
Mỗi dịp cuối năm, khi không khí Tết bắt đầu len lỏi khắp mọi nẻo đường, người Việt lại tất bật chuẩn bị cho những nghi lễ truyền thống. Những phong tục này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn phản ánh sâu sắc đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn', gắn kết con người với tổ tiên, trời đất và cộng đồng. Trong đó, bốn nghi lễ quan trọng không thể thiếu là Tết Ông Công Ông Táo, lễ Tạ mộ cuối năm, lễ Tất niên và lễ Giao thừa. Mỗi nghi lễ đều mang những giá trị văn hóa, tín ngưỡng riêng, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
1. Tết Ông Công Ông Táo và những điều cần biết.
Thờ cúng Táo Quân là một nét văn hóa tín ngưỡng đẹp.
Trong nét tín ngưỡng của Việt Nam và Đông Nam có phong tục cúng Ông Công, Ông Táo ngày 23 tháng chạp hàng năm. Còn có tên khác là: “Tết Ông Công, Ông Táo”.
Chúng ta thấy phong tục tục tín ngưỡng ngày Ông Công Ông Táo là một ngày Tết thứ 2 trong năm, giống thư Tết Nguyên Đán nên được Gọi là Tết. Gọi là Tết có nghĩa là phải đầy đủ, phải trang nghiêm, phải vui vẻ và đoàn tụ.
Tục này có nét tương đồng với một số nước trên Thế giới: Là Tục Thờ Thần Lửa.
Chúng ta đã biết khi Tiền nhân tìm ra là sự sống của con người rồi tiến hóa đến ăn chín uống sôi, không ăn sống như các động vật ăn thịt trước đó. Thời đó thuộc thời Tam Hoàng là: Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng.
Con người lúc đó coi Lửa là Thiêng liêng, giúp cho sự sống an lành phát triển nên thờ Thần Lửa. Nhưng đồng thời một số Quốc gia cũng Thờ Thần Mặt Trời làm nên sự sống như Thần Lửa.
Theo nét văn hóa của Đạo Nho Giáo và Tam Giáo đồng Nguyên thì con người tôn thờ Ngọc Hoàng Thượng đế là vị Thần đứng đầu cai quản Nhân Gian trong đó có các vị Thần được Ngọc Hoàng sai xuống cai quản muôn loài và con người.
Táo Quân là một vị Thần được Ngọc Hoàng Thượng Đế sai xuống để giám sát: Tạo Phúc, giảm họa cho nhân gian, đồng thời theo dõi cuộc sống của con người tại trong mỗi gia đình.
Trong Kinh “Táo Quân Chân Kinh” có nói: Hàng năm cứ giờ Tý ngày 24/Chạp Táo Quân phải báo cáo Ngọc Hoàng những sự việc xảy ra trong mỗi gia đình, mỗi con người dưới dương thế nên có tục hàng năm trước đó một ngày là ngày 23/Chạp con người làm lễ Tiễn Táo Quân lên chầu Trời với vẻ Thành kính, mong cho Táo Quân giảm nhẹ tội lỗi trong cuộc sống hàng ngày nếu có. Việc Táo Quân về Trời thường được cúng có Cá Chép để ngài cưỡi cũng vì truyền thuyết vào thời Nghêu Thuấn, Vua có cho các loài muông thù thi vượt Vũ môn lên làm quan trên Trời chỉ có một loài duy nhất là cá Chép nhẩy được lên Vũ Môn lên Trời, nên nhân gian đã chọn cá Chép được đưa Táo Quân lên chầu Trời.
Việc Ứng sứ với ngài phải Phù hợp và đúng tên ngài: Theo Tam Giáo đồng Nguyên thì Táo Quân có tên gọi là: “Linh Trù Ty mệnh Táo Phủ Thần Quân. Mệnh thừa Thượng Đế Chức Thống Táo Quân, Uy nghiêm tróc quỷ dĩ khu trừ, Đức trạch an Nhân nhi lợi vật. Thượng trình bộ tịch, hạ sát nhân gian”….
Linh là Anh linh, Trù là Bếp, Thần là thấp, Quân là Vua là cao, Táo quân là vị Thần thấp nhất của nhà Trời, ông Vua Bếp giữ bình an cho con người, giám sát phúc, họa để cứu giúp. Trong tín ngưỡng coi Táo Bếp là” Thần định phúc”.
Việc cúng tiễn Táo Quân lên Chầu trời, Trong Kinh “Táo Quân Chân Kinh” có ghi rất rõ: Cung tiễn Táo quân vào ngày 23/chạp hàng năm, đến trước giờ Tuất cùng ngày. Táo Quân báo cáo Ngọc Hoàng và các Thần Nam Tào Bắc Đẩu vào giờ Tý ngày 14/Chạp.
Hiện nay chúng ta việc ứng xử Tết Ông Công, Ông Táo chưa đúng.
Chưa đúng ở điểm nào:
Thứ nhất: Mọi người thường nói phải tiễn Ông Công, Ông Táo trước 12 giờ trưa là không cần thiết. Trong Kinh đã ghi rõ “Táo Quân Chầu Ngọc Hoàng vào giờ Tý ngày 14/ Chạp”, nên cúng tiễn Ông có thế làm vào buổi chiều ngày 23/Chạp đến giờ Tuất, 21h cũng được.
Thứ hai: Trong truyền thống văn hóa chúng ta có tiễn đi thì phải có đón về, thế nhưng hiện nay mọi người chúng ta chỉ tiễn mà không đón về. Trong Kinh chỉ ró chúng ta phải đón rước ngài về đến ngày 30/Chạp. Cùng với lễ Tất niên đón Ông về là tốt nhất. Như vậy từ ngày 24 đến ngày 29/Chạp chúng ta có thể lau chùi, vệ sinh sạch sẽ lại Bàn thờ Thổ Công cũng như Gia Tiên cho sạch sẽ là rất tốt. Sau đó trưa 30 hay chiều ngày 30/Chạp làm lễ Tất niên rồi rước đón ngài về.
Thứ 3: Cúng khi cung tiễn đưa hay đón rước ngài phải thỉnh đúng tên và chức tước được phong của ngài là: “Đông Trù Ty Mệnh Táo Phủ Thân Quân” trong đó Đông là Thần phương Đông, hoặc “ Linh Trù Ty mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Thứ 4: Cùng với cúng Táo Quân phải củng cả Thổ Công, Thổ Địa Phúc đức chính Thần Và Ngũ Phương Long Mạch tiếp dẫn Tài Thần.
Khi tiễn đưa và đón ngài về phải sắm lễ, nghiêm trang vui vẻ như ngày tết.
Lễ vật cúng gồm: Hương, Đăng, Hoa, Trà, Quả, Thực. Trong tín ngưỡng có cả khoa dâng cúng nến. Do Đó Sắm nến bày theo Thất Tinh là rất cần thiết.
Việc cúng có sắm Cá Chép chỉ là phong tục tín ngưỡng dân gian có sắm cũng được, chính vì vậy nhiều người tượng trưng bằng cá Chép giấy rồi đốt. Việc lồng ghép sử dụng cá chép trong dịp tết gắn liền với cá chép vượt Vũ Môn, là một nét văn hóa đẹp để giáo dục con cháu muốn trưởng thành thì phải chăm học để vượt qua các kỳ thi sát hạch.
Khi cúng lễ lời lẽ trình bày theo nguyên tắc: Nhất Thỉnh, Nhị cầu, Tam nguyện, Thứ nhất: Phải Thỉnh đúng tên để Ngài về dự lễ.
Thứ nhì: Cầu mong điều gì đó, ví dụ mong Ngày bỏ qua những sai lầm mắc phải trong năm cũ.
Thứ ba: Sám hối, nguyện tu sửa không mắc việc làm sai trái trong năm cũ.
Kết luận: Như vậy việc thờ cúng Táo Quân là một nét văn hóa tín ngưỡng đẹp, để tu sửa dưỡng dục con người sống thiện và cũng vì ước mong cho con người có cuộc sống tốt hơn.
2. Lễ tạ mộ cuối năm, nghi thức và các bước tiến hành.
Theo phong tục của Việt nam nói riêng và Đông nam Á nói chung hàng năm vào dịp cuối năm thường con cháu về quê hương ra làm lễ tạ Mộ Tổ Tiên cuối năm. Đây là một nét văn hóa đẹp văn hóa tín ngưỡng thể hiện đạo lý “Biết ơn Tổ Tiên đã sinh ra ”, và “Uống nước nhớ nguồn”.
Nhưng lễ Tạ mộ là tạ gì thì trong dân gian chúng ta còn ít người thực hiện đúng.
Một là: Lễ tạ Mộ là Tạ Thần linh thủ huyệt nơi nghĩa trang nơi ta gửi vong linh ở đó, để vong linh nương nhờ được an lành.
Hai là: Lễ tạ các Vong linh ông bà, cha mẹ và Tổ Tiên đã phù hộ cho công việc trong năm được tốt đẹp.
Ba là: Tu sửa những phần Mộ bị hư hỏng, sụt nún, dọn cỏ sạch sẽ…. Theo Giáo lý của Nho Giáo và Lão giáo về Kinh Lễ là phải đủ, đúng, có lễ, có nhạc, nhưng không chỉ có là đủ mà: đến lễ phải tập trung, hòa đồng, phải có Tâm, có Đức.
Bốn là: Tụ họp con cháu trong gia đình ở gần, xa bên ông bà, bố mẹ, người thân về bên nhau để học tập, đoàn kết cùng phát triển. Đây chính là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng trong dân gian cần được giữ gìn
Như vậy vệc các gia đình, dòng họ tập trung đầy đủ con cháu khắp mọi miền về dự lễ tạ là rất tốt. Tuy nhiên là phải hiểu: Lễ Ai, lễ như thế nào và phải thực hành cho đủ cho đúng.
Thứ nhất là Tạ Kiên Lo Địa Thần Bồ Tát:
Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, chính là: Địa Tạng Vương Bồ Tát
Là một Vị Bồ Tát trong các đệ tử của Đức Phật trông coi phần đất đai và các Hương Linh. Khi hành lễ ta phải nhắc đến công đức và tạ ơn của Ngài.
Thứ hai: Thần Linh, Thổ Địa nơi nghĩa trang
Thần Linh, Thổ Địa nơi nghĩa trang và Thần Linh Thủ Huyệt, Ngũ Phương Long mạch là các vị Thần trực tiếp trông coi giúp đỡ cho phần Mộ Tổ Tiên được có Linh khí. Khi hành lễ ta phải nhắc đến công đức của
Do đó khi cúng hay lễ phải nhắc đến danh vị Của Bồ Tát Địa Tạng Vương và các vị Thần như: Thần Linh, Thổ Địa nơi nghĩa trang và Thần Linh Thủ Huyệt, Ngũ Phương Long mạch.
Thứ ba là Tạ các vong linh Gia tiên:
Tại đó có bao nhiêu vong theo thứ tự phải liệt kê đủ, sắm đồ lễ hoặc vàng mã nếu có phải bày riêng, thấp hơn. Có thể biếu mỗi vong: một bộ quần áo, một lễ tiền vàng theo phong tục tập quán cũng không sao, không phải là mê tín dị đoan.
Khi khấn hay cúng phải từ gần đến xa, ví dụ bố mẹ đã mất phải khấn Bố Mẹ trước, đến Ông, Bà, Cụ, Kị, Cô ry tỷ Muội và các Bà Cô, Ông mãnh, Cô bé đỏ, Cậu bé đỏ, … và Các vong đã mất tên, mất giỗ đều phải mời thỉnh về cùng thụ hưởng lễ vật.
Khi cúng lễ con cháu phải tập trung cùng hướng về Thần linh và các vong linh cho tụ Linh khí, thì cầu điều gì đó mới ứng nghiệm cao.
Thứ tự trình bày trong hành lễ gồm: Nhất Thỉnh, Nhị cầu, Tam nguyện.
Nhất Thỉnh: Phải Thỉnh Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát trước, các Thần linh thủ huyệt, Ngũ Phương Long mạch, và các hương linh trong họ tộc về dự lễ.
Nhị cầu: Dâng sớ Sám hối trước Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, trước các Thần linh thủ huyệt, Ngũ Phương Long mạch, các hương linh trong họ tộc, cầu xin điều gì đó cho gia đình, con cháu.
Tam nguyện: Phải Nguyện tu sửa không mắc sai lầm trong năm mới nữa.
Khi cúng lễ xong nên hồi hướng công đức cho Bồ Tát, cho các Thần linh thủ huyệt, Ngũ Phương Long mạch, các hương linh được siêu thoát.
Rồi chú: Vãng sinh tịnh độ Thần chú cho các Vong được siêu thoát.
Dâng lễ cũng dâng cho Địa Tạng Vương và các Thần kể trên cũng theo ngôi thứ mà bày cho đúng.
Đồ lễ thường là Lục cúng, trong đó sau khi dâng lễ lục cúng có cúng hiến Đăng. 5 ngọn nến hoặc 7 ngọn nến, vì có Ngũ Phương Long Mạch nên có thể thắp 5 nén. Hương và Nến Cũng là Tấm lòng dâng cúng và mặt khác cũng là:
có Âm - có Dương thành Đạo.
Khi cúng lễ xong nên chú: An Thổ Địa Chân Ngôn.
Nếu Chú được Thất Tinh, và các Chú kháccàng tốt.
Ứng xử với các vong linh không ai cúng lễ:
Đối với những Vong linh không ai cũng giỗ hay gọi là Cô hồn ở trong Nghĩa trang rất nhiều, nếu có gặp cúng lễ, hương khói những Vong linh thường hay tụ về xin ăn, nên có thể cho biếu: Gạo, Muối, đồ lễ rồi tụng chú: Vãng sinh tịnh độ Thần chú cho các Vong được siêu thoát, thì rất tốt.
Nếu có khóa lễ cúng riêng các vong Cô hồn này thì càng tốt hơn.
Khi cúng xong nên mời chúng sinh thụ lộc bằng gạo muối…
Nếu tụng Chú vãng sinh cho các Cô hồn được siêu thoát càng lợi lạc hơn.
Ứng xử sau lễ tạ mộ cùng nhau gia đình đoàn viên
Thường sau mỗi buổi Tạ mộ mỗi gia đình thường tụ họp con cháu làm bữa cơm liên hoan gặt mặt cuối năm. Ở đó có nét văn hóa là: Người Cao tuổi nói với con cháu về Tiểu sử cuộc đời của cá cụ Tổ, của những người đã cố gắng học tập thi cử đỗ đạt làm quan hay có học vị trong các thời đại để cháu con noi theo.
Thứ nữa là biểu dương các con, cháu đương thời thành đat, phấn đấu học hành có hàm vị cao trong họ để làm gương cho con cháu nói chung.
Tiếp theo là các con cháu thành đạt liên kết với nhau giúp đỡ nhau để cùng nhau phát triển.
Cuối cùng là bàn bạc các công việc gia đình. Gia đình nào có sự việc sắp sảy ra cũng được bàn đến để cùng nhau chia sẻ.
Như vậy việc tạ cúng Mộ cuối năm cũng là một nét văn hóa tín ngưỡng đẹp, vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa tạo cho gia đình sự đoàn kết sum họp đoàn tụ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống thường nhật, với ước mong cho con người có cuộc sống tốt hơn.
3. Lễ Tất niên, ý nghĩa và các bước tiến hành
Theo phong tục tập quán của nhân dân ta nói chung sau một năm lao động phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, ngoài năng lực của tự mỗi cá nhân còn niềm tin dựa vào năng lực hỗ trợ của Phật, Thánh, các Vị Thần và Gia Tiên tiền tổ nên vào dịp ngày cuối cùng của năm cũ có làm lễ Tất niên để Tạ ơn Ngũ vị Gia Thần, Táo Vương và Gia tiên tiền Tổ.
Lễ này thường được thực hiện nghi lễ vào chiều 30 tết, cũng có nhiều gia đình thực hiện vào trưa ngày 30 tết nguyên đán.
Tuy nhiên có điều quan trọng mà không mấy ai thực hiện đúng là ta có tiễn Táo Vương ngày 23/Chạp, nhưng có người đón ngài ngay chiều 23 tháng chạp, còn có người lại không đón về.
Theo Kinh Táo Quân thì Táo Vương ở trên thượng giới đến 30/Chạp, mà đón ngay ngày 24 là chưa đúng.Trong dịp lễ Tất niên ta rước đón Táo Vương trước, sau đó mới là lễ tạ Ngũ vị Gia Thần và Táo Vương cùng Gia tiên.
Lễ này cũng là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa để giáo dục cho các thế hệ sau biết ơn người đã giúp đỡ mình trong cuộc sống hàng ngày.
Sau lễ Tất niên thường là lau dọn bàn thờ, bỏ hết những gì của năn cũ, chuẩn bị mâm ngũ quả cùng hoa tươi cho lễ đón năm mới vào lúc Giao thừa.
4. Lễ Giao thừa ngoài trời
Trong Đạo Nho Lão của Tam Giáo đồng nguyên thì con người coi Trời là vị Thần tối cao, khi trời đất giao hòa sinh ra vạn vật trong đó con người cho nên con người tôn thờ Trời Đất đã sinh ra loài người.
Đại diện cai quan Trời là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Giúp Ngọc Hoàng Thượng đế cai quản nhân gian có: Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan, có: Thần Lửa, Thần Mưa, Thần Mây, Thần gió mà Đạo Phật thờ gọi là Tứ Pháp, có các Tinh tú gọi là các Sao, có Thần cai quản dưới cảnh giới và Âm Phủ.
Cùng với các Thần trên có Quan cai quản hàng năm dưới Hạ giới, mỗi năm là một quan khác nhau trong coi việc Hạ giới gọi là “Quan Hành Khiển”.
Vào thời khắc Giao thừa theo năn hóa tín ngưỡng Cổ truyền có làm Lễ tiễn Quan Hành Khiển năm cũ, đón Quan hành Khiển năm mới.
Với ý nghĩa tạ ơn Quan Hành khiển năm cũ và rước đón Quan hành khiển năm mới bằng tấm long nên về lễ nghi cúng gì sắm ấy. Lễ lúc giao thừa thường có thể là sắm lễ mặn, có thể là lễ chay, và cơ bản là sắm mũ, áo cho đúng màu của quan trong năm đó, với tấm lòng thành kính đưa tiễn Quan cựu Vương hành Khiển năm cũ và rước đón Quan Tân niên Vương hành khiển năm mới.
Việc cúng lễ tiễn đưa và đón rước Quan hành Khiển tiến hành trong thời khắc giao thừa thường làm ở ngoài sân, ngoài Trời.
Cũng với ước mong tôn thờ Thần thì được Thần phù trợ cho mọi công việc được tốt hơn mà ta ứng xử đúng mức không biến thành mê tín dị đoan là một nét văn hóa tín ngưỡng người Việt xưa nay.Trước Đây vào thời khắc Giao Thừa: Vua hay Thiên Tử còn lập đàn Tế Nam Giao để Tế Lễ Trời Đất cầu cho đất nước một năm Mưa thuận gió hòa cũng là một nét văn hóa của mỗi Quốc gia. Việc Tế Lễ này được tiến hành xung quanh thời điểm phút giao thừa.
Kết luận: Việc vào dịp cuối năm trong văn hóa dân gian truyền thống có những nghi lễ gồm: Tiễn đưa Táo Quân ngày 23 tháng chạp, lễ Tạ Mộ cuối năm, lễ Tất Niên và lễ đón Giao thừa là những nét đẹp truyền thống. Nó vừa mang ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”, vừa mang tính giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ biết bảo về và giữ gìn bản sắc văn hóa cố truyền trong dân gian. Khi bảo vệ và thúc đẩy Văn hóa phát triển thì con người phát triển theo.
Kỳ sau:
1. Phong tục tín ngưỡng lễ cầu an đầu năm mới.
2. Ngày vía Thần Tài và Phong tục thờ Thần Tài.
3. Lễ Thượng Nguyên Rằm tháng giêng.
4. Lễ Tảo mộ Thanh Minh