Những điều lý thú về các loài vẹt ở Việt Nam

Bộ Vẹt (Psittaciformes) gồm những loài chim nhiệt đới có màu sắc hấp dẫn, kèm theo đó là sự thông minh, lanh lợi và lém lỉnh của chúng rất được con người ưa thích. Tại Việt Nam, có khoảng 7 loài vẹt hoang dã đã được ghi nhận.

Vẹt lùn (Loriculus vernalis) dài 14cm, phân bố từ Quảng Trị trở vào Nam, nhiều nhất là ở Tây Nguyên.

Vẹt lùn (Loriculus vernalis) dài 14cm, phân bố từ Quảng Trị trở vào Nam, nhiều nhất là ở Tây Nguyên.

Hiện diện trong rừng khô và khu vực trồng trọt, loài vẹt nhỏ này thường sống thành đàn với số lượng ít. Vẹt lùn thường cư trú trên những cây lớn mà chúng tìm thấy nguồn thức ăn từ trái đa chín và mật hoa.

Hiện diện trong rừng khô và khu vực trồng trọt, loài vẹt nhỏ này thường sống thành đàn với số lượng ít. Vẹt lùn thường cư trú trên những cây lớn mà chúng tìm thấy nguồn thức ăn từ trái đa chín và mật hoa.

Vẹt cổ hồng (Psittacula krameri) dài 40cm, khá phổ biến ở rừng miền Đông Nam bộ, thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vẹt cổ hồng (Psittacula krameri) dài 40cm, khá phổ biến ở rừng miền Đông Nam bộ, thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Loài này tiêu thụ được nhiều kiểu thức ăn khác nhau. Từ những cá thể được du nhập để làm vật nuôi, chúng đã hình thành những quần thể hoang dã tại nhiều khu vực ở châu Âu.

Loài này tiêu thụ được nhiều kiểu thức ăn khác nhau. Từ những cá thể được du nhập để làm vật nuôi, chúng đã hình thành những quần thể hoang dã tại nhiều khu vực ở châu Âu.

Vẹt má vàng (Psittacula eupatria) dài 58cm, ở nhiều ở rừng thường xanh như châu Đốc, Tây Ninh, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho và Biên Hòa.

Vẹt má vàng (Psittacula eupatria) dài 58cm, ở nhiều ở rừng thường xanh như châu Đốc, Tây Ninh, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho và Biên Hòa.

Ở nước ngoài loài này được gọi là vẹt Alexandrine, do vào thời cổ đại Alexander Đại đế đã đưa chúng từ Ấn Độ đến khu vực châu Âu và Địa Trung Hải làm vật nuôi. Chúng rất được giới quý tộc xưa ưa chuộng.

Ở nước ngoài loài này được gọi là vẹt Alexandrine, do vào thời cổ đại Alexander Đại đế đã đưa chúng từ Ấn Độ đến khu vực châu Âu và Địa Trung Hải làm vật nuôi. Chúng rất được giới quý tộc xưa ưa chuộng.

Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri) dài 33cm, có ở khắp Việt Nam, nhưng nhiều nhất là ở vùng trung du và vùng núi, những chỗ có nhiều cây cao rậm rạp.

Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri) dài 33cm, có ở khắp Việt Nam, nhưng nhiều nhất là ở vùng trung du và vùng núi, những chỗ có nhiều cây cao rậm rạp.

Chúng có nhiều phân loài khác nhau gắn với từng vùng ở Nam và Đông Nam Á, trong đó một số phân loài chỉ còn số lượng rất ít do nạn buôn bán chim hoang dã. Ở Ấn Độ, nhiều đàn vẹt ngực đỏ được ghi nhận ở các thành phố lớn.

Chúng có nhiều phân loài khác nhau gắn với từng vùng ở Nam và Đông Nam Á, trong đó một số phân loài chỉ còn số lượng rất ít do nạn buôn bán chim hoang dã. Ở Ấn Độ, nhiều đàn vẹt ngực đỏ được ghi nhận ở các thành phố lớn.

Vẹt đầu hồng (Psittacula roseata) dài 30 - 36cm, có ở khắp các khu rừng thưa từ Quảng Trị trở vào Nam.

Vẹt đầu hồng (Psittacula roseata) dài 30 - 36cm, có ở khắp các khu rừng thưa từ Quảng Trị trở vào Nam.

Con trống của loài này có khuôn mặt ửng hồng như say rượu, còn mặt con mái màu xanh xám. Những con chim ồn ào, có tiếng kêu khàn khàn này sống dựa vào nguồn hoa trái sẵn có tại nơi sinh sống.

Con trống của loài này có khuôn mặt ửng hồng như say rượu, còn mặt con mái màu xanh xám. Những con chim ồn ào, có tiếng kêu khàn khàn này sống dựa vào nguồn hoa trái sẵn có tại nơi sinh sống.

Vẹt đầu xám (Psittacula himalayana) dài 40cm, có ở Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Lai Châu, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Vẹt đầu xám (Psittacula himalayana) dài 40cm, có ở Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Lai Châu, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Đây là loài vẹt duy nhất trong chi Psittacula có tập quán di cư. Vào mùa đông, chúng bay từ những vùng núi cao đến những thung lũng có khí hậu ấm áp hơn.

Đây là loài vẹt duy nhất trong chi Psittacula có tập quán di cư. Vào mùa đông, chúng bay từ những vùng núi cao đến những thung lũng có khí hậu ấm áp hơn.

Vẹt đuôi dài (Psittacula longicauda) dài 44cm, được ghi nhận ở Nam bộ, nhưng rất hiếm gặp.

Vẹt đuôi dài (Psittacula longicauda) dài 44cm, được ghi nhận ở Nam bộ, nhưng rất hiếm gặp.

Là loài chim năng động và có bản tính tò mò, chúng tích cực giao tiếp với đồng loại và nghịch các đồ vật của con người xuất hiện trong lãnh thổ. Đây là một loài vẹt nằm trong danh mục Sắp nguy cấp do phạm vi phân bố hẹp cùng sự suy thoái môi trường và nạn săn bắt trái phép.

Là loài chim năng động và có bản tính tò mò, chúng tích cực giao tiếp với đồng loại và nghịch các đồ vật của con người xuất hiện trong lãnh thổ. Đây là một loài vẹt nằm trong danh mục Sắp nguy cấp do phạm vi phân bố hẹp cùng sự suy thoái môi trường và nạn săn bắt trái phép.

P.V (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-dieu-ly-thu-ve-cac-loai-vet-o-viet-nam-post600552.antd
Zalo