Những chuyện hoang đường về vẻ đẹp

Một cuộc thi nhằm tìm ra người phụ nữ phù hợp nhất với tác phẩm điêu khắc do nhà tình dục học Robert L. Dickinson và nhà điêu khắc Abram Belskie sáng tạo năm 1942 đã được thực hiện.

Vào tháng 9 năm 1945, báo Cleveland Plain Dealer đã phát động một cuộc thi với tiêu đề "Bạn có phải là Norma, cô gái điển hình không?" Người tham gia được yêu cầu gửi các số đo từ chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng hông, vòng eo, đùi, bắp chân và bàn chân.

Mục đích của cuộc thi là tìm ra người phụ nữ phù hợp nhất với tác phẩm điêu khắc do nhà tình dục học Robert L. Dickinson và nhà điêu khắc Abram Belskie sáng tạo năm 1942. Hai tác phẩm điêu khắc mang tên Normman và Norma được xây dựng trên số đo trung bình theo thống kê và số đo lý tưởng.

 Ảnh minh họa. Nguồn: Anastasiya Gepp/Pexels.

Ảnh minh họa. Nguồn: Anastasiya Gepp/Pexels.

Thân hình được lấy từ số đo của hàng nghìn người đàn ông và đàn bà bình thường ở Mỹ, do đó, chúng tượng trưng cho những người Mỹ bình thường. Tuy vậy, cả hai bức điêu khắc đều dựa trên một mẫu được lựa chọn kỹ càng: thanh niên từ 18 - 20 tuổi, khỏe mạnh và đặc biệt là người da trắng.

Hai bức điêu khắc khi được trưng bày thậm chí còn được dán nhãn là "người Mỹ da trắng bản địa", nhằm chỉ người Mỹ bình thường là người da trắng, đồng thời mong muốn xóa bỏ dấu ấn người Mỹ Martha Skidmore, người chiến thắng trong cuộc thi tìm kiếm người giống Norma nhất, được chụp ảnh bên cạnh bức tượng người phụ nữ lý tưởng Norma trước thời thuộc địa của châu Âu.

Gần 4.000 phụ nữ tham gia cuộc thi, nhưng không một ai có số đo vừa khít với các số đo của Norma. Martha Skidmore là người thắng cuộc với số đo gần nhất với bức điêu khắc. Mặc dù là biểu tượng của một người Mỹ bình thường và một người Mỹ lý tưởng, nhưng hóa ra Norma là một nhân vật hoàn toàn không có thực. Thật không may, điều này cũng không lật đổ được những ý tưởng gắn liền với vẻ đẹp bình thường của người phụ nữ.

Sarah Chaney/NXB Trẻ

Nguồn Znews: https://znews.vn/nhung-chuyen-hoang-duong-ve-ve-dep-post1515461.html
Zalo