Những cánh diều 'khủng' ở hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở Thủ đô

Chiều 12/4 (15/3 Âm lịch), hàng trăm chiếc diều hội tụ tại sân miếu Châu Trần để dự hội thi thả diều làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Không chỉ thu hút người dân quanh vùng, không ít người chơi diều từ các địa phương khác và du khách cùng tới chiêm ngưỡng.

Sôi nổi hoạt động hội thi thả diều truyền thống làng Bá Dương Nội

Lễ hội được tổ chức từ ngày 14 đến 16 tháng 3 âm lịch hằng năm, mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đây là lễ hội dân gian với đầy đủ niêm luật, nghi thức truyền thống vô cùng độc đáo và riêng biệt chỉ có ở làng Bá Dương Nội.

Lễ hội được tổ chức từ ngày 14 đến 16 tháng 3 âm lịch hằng năm, mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đây là lễ hội dân gian với đầy đủ niêm luật, nghi thức truyền thống vô cùng độc đáo và riêng biệt chỉ có ở làng Bá Dương Nội.

 Rất đông người dân địa phương và du khách theo dõi lễ hội.

Rất đông người dân địa phương và du khách theo dõi lễ hội.

 Lễ hội thi diều truyền thống đã có cách đây hàng ngàn năm và là món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi dịp rằm tháng 3 hàng năm của người dân nơi đây.

Lễ hội thi diều truyền thống đã có cách đây hàng ngàn năm và là món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi dịp rằm tháng 3 hàng năm của người dân nơi đây.

 Các đội thi mang đến nhiều con diều đặc sắc, cỡ "khủng" với kiểu dáng bắt mắt.

Các đội thi mang đến nhiều con diều đặc sắc, cỡ "khủng" với kiểu dáng bắt mắt.

 Diều phải có sải cánh tối thiểu 2,2 m, không hạn chế tối đa. Diều mang từ 3 sáo trở lên nhưng sáo bé nhất phải có đường kính từ 3 cm trở lên. Sáo càng to và diều mang nhiều sáo hơn thì được điểm cộng...

Diều phải có sải cánh tối thiểu 2,2 m, không hạn chế tối đa. Diều mang từ 3 sáo trở lên nhưng sáo bé nhất phải có đường kính từ 3 cm trở lên. Sáo càng to và diều mang nhiều sáo hơn thì được điểm cộng...

 Những con diều no gió có thể đạt độ cao hàng nghìn mét. Thậm chí diều còn bay khuất trong mây mắt thường không thể quan sát.

Những con diều no gió có thể đạt độ cao hàng nghìn mét. Thậm chí diều còn bay khuất trong mây mắt thường không thể quan sát.

 Một đội thi thường gồm 3 người, người thi chính sẽ cầm dây diều để điều khiển, còn lại 2 người giữ cuộn dây và hỗ trợ lúc vừa thả.

Một đội thi thường gồm 3 người, người thi chính sẽ cầm dây diều để điều khiển, còn lại 2 người giữ cuộn dây và hỗ trợ lúc vừa thả.

 Một đội thi thường gồm 3 người, người thi chính sẽ cầm dây diều để điều khiển, còn lại 2 người giữ cuộn dây và hỗ trợ lúc vừa thả.

Một đội thi thường gồm 3 người, người thi chính sẽ cầm dây diều để điều khiển, còn lại 2 người giữ cuộn dây và hỗ trợ lúc vừa thả.

 Thành viên các đội thi tiến hành đốt để gỡ dây của các con diều bị rối.

Thành viên các đội thi tiến hành đốt để gỡ dây của các con diều bị rối.

 Chiếc sáo là đặc trưng của nghề làm diều xã Hồng Hà.

Chiếc sáo là đặc trưng của nghề làm diều xã Hồng Hà.

 Hàng chục cánh diều tung bay trên bầu trời làng Bá Dương Nội.

Hàng chục cánh diều tung bay trên bầu trời làng Bá Dương Nội.

 Người làng Bá Dương Nội đã mang diều sáo truyền thống tham gia nhiều lễ hội lớn trong nước cũng như quốc tế như: Festival diều quốc tế tại Huế, Vũng Tàu; Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Festival diều quốc tế tổ chức tại các nước Thái Lan (2010, 2014); Trung Quốc (2012); Pháp (2012); Malaysia (2014)… được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự độc đáo và đậm bản sắc dân tộc của cánh diều Việt Nam.

Người làng Bá Dương Nội đã mang diều sáo truyền thống tham gia nhiều lễ hội lớn trong nước cũng như quốc tế như: Festival diều quốc tế tại Huế, Vũng Tàu; Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Festival diều quốc tế tổ chức tại các nước Thái Lan (2010, 2014); Trung Quốc (2012); Pháp (2012); Malaysia (2014)… được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự độc đáo và đậm bản sắc dân tộc của cánh diều Việt Nam.

 Mới đây, huyện Đan Phượng (Hà Nội) vừa tổ chức lễ đón nhận di sản phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội', xã Hồng Hà. Đồng thời, nghề làm diều làng Bá Dương Nội cũng được công nhận nghề truyền thống của Thủ đô.

Mới đây, huyện Đan Phượng (Hà Nội) vừa tổ chức lễ đón nhận di sản phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội', xã Hồng Hà. Đồng thời, nghề làm diều làng Bá Dương Nội cũng được công nhận nghề truyền thống của Thủ đô.

Phùng Linh - Trọng Tài

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nhung-canh-dieu-khung-o-hoi-thi-tha-dieu-nghin-nam-tuoi-o-thu-do-post1733142.tpo
Zalo