Nhiều tuyến đường chìm trong biển nước, người dân Nhà Bè chật vật trở về nhà

Triều cường đạt đỉnh khiến nhiều tuyến đường chìm trong biển nước. Người dân tiếp tục vật lộn với dòng nước để trở về nhà.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, trong chiều 19/10, triều cường tiếp tục dâng cao ở nhiều tuyến đường trên địa bàn quận 4, 7, 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh... Từ khoảng 15h, triều cường bắt đầu dâng và chỉ trong thời gian rất ngắn, nhiều tuyến đường chìm trong biển nước.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, trong chiều 19/10, triều cường tiếp tục dâng cao ở nhiều tuyến đường trên địa bàn quận 4, 7, 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh... Từ khoảng 15h, triều cường bắt đầu dâng và chỉ trong thời gian rất ngắn, nhiều tuyến đường chìm trong biển nước.

Tại đường Lê Văn Lương (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP.HCM), nguyên tuyến đường dài lênh láng triều cường. Đoạn từ giao lộ Lê Văn Lương - Nguyên Bình đến cầu Long Kiểng ngập sâu nhất, có nơi lên đến yên xe máy.

Tại đường Lê Văn Lương (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP.HCM), nguyên tuyến đường dài lênh láng triều cường. Đoạn từ giao lộ Lê Văn Lương - Nguyên Bình đến cầu Long Kiểng ngập sâu nhất, có nơi lên đến yên xe máy.

Chính vì vậy, dù mới hơn 16h chiều, hàng loạt xe bị chết máy, người dân phải bì bõm dắt bộ vượt qua dòng nước.

Chính vì vậy, dù mới hơn 16h chiều, hàng loạt xe bị chết máy, người dân phải bì bõm dắt bộ vượt qua dòng nước.

Triều cường bắt đầu dâng cũng là lúc người dân chuẩn bị chèn cửa, cất đồ đạc lên cao, tìm mọi cách ngăn dòng nước tràn vào nhà. "Nước năm nay lên cao lắm, tràn cả vào trong nhà. Nhà tôi bán nệm, hôm trước chủ quan nên nước tràn vào hư mất mấy tấm. Tôi vừa hàn thêm thanh chắn bên trên để ngăn nước", chủ cửa hàng nệm vải Khải Vinh chia sẻ.

Triều cường bắt đầu dâng cũng là lúc người dân chuẩn bị chèn cửa, cất đồ đạc lên cao, tìm mọi cách ngăn dòng nước tràn vào nhà. "Nước năm nay lên cao lắm, tràn cả vào trong nhà. Nhà tôi bán nệm, hôm trước chủ quan nên nước tràn vào hư mất mấy tấm. Tôi vừa hàn thêm thanh chắn bên trên để ngăn nước", chủ cửa hàng nệm vải Khải Vinh chia sẻ.

Anh Hòa, người dân sống trên đường Lê Văn Lương hơn 8 năm cho biết, năm nào cũng xảy ra ngập do triều. Tuy nhiên, năm nay triều cao nhất, ngập nặng nhất. "Dù đã chắn phía trước rồi nhưng nước vẫn tràn vào nhà, ngập khoảng 3cm. Những ngày triều dâng mệt mỏi lắm, hai vợ chồng đi làm về là phải xúm vào tát nước, kê đồ, dọn dẹp tới khuya mới xong", anh Hòa nói.

Anh Hòa, người dân sống trên đường Lê Văn Lương hơn 8 năm cho biết, năm nào cũng xảy ra ngập do triều. Tuy nhiên, năm nay triều cao nhất, ngập nặng nhất. "Dù đã chắn phía trước rồi nhưng nước vẫn tràn vào nhà, ngập khoảng 3cm. Những ngày triều dâng mệt mỏi lắm, hai vợ chồng đi làm về là phải xúm vào tát nước, kê đồ, dọn dẹp tới khuya mới xong", anh Hòa nói.

Trong khi đó, anh Nguyên - chủ tiệm xe cho biết, lần nào triều cường đi qua là lần đó đồ đạc bị ẩm mốc, hư hỏng. Thêm vào đó, việc làm ăn kinh doanh cũng đình trệ hoàn toàn. "Triều cường dâng thì xe chết máy, hư hỏng phải sửa nhiều nhưng tiệm mình cũng ngập, nước tràn khắp nơi, lấy đâu ra chỗ mà sửa chữa", anh Nguyên ngán ngẩm.

Trong khi đó, anh Nguyên - chủ tiệm xe cho biết, lần nào triều cường đi qua là lần đó đồ đạc bị ẩm mốc, hư hỏng. Thêm vào đó, việc làm ăn kinh doanh cũng đình trệ hoàn toàn. "Triều cường dâng thì xe chết máy, hư hỏng phải sửa nhiều nhưng tiệm mình cũng ngập, nước tràn khắp nơi, lấy đâu ra chỗ mà sửa chữa", anh Nguyên ngán ngẩm.

Ở cạnh đó, quán cơm bình dân vắng lặng, đìu hiu không một bóng khách. Chủ quán và nhân viên ngồi nhìn nhau chờ nước rút. Anh Tâm, chủ quán cơm cho biết, thông thường khoảng 18h30 là quán đông khách, đồ ăn cũng vơi dần. Đến khoảng 19h gần như việc buôn bán hoàn tất. "Những ngày triều dâng chúng tôi đã nấu ít lại nhưng vẫn ế ẩm, không có một bóng khách", anh Tâm nói.

Ở cạnh đó, quán cơm bình dân vắng lặng, đìu hiu không một bóng khách. Chủ quán và nhân viên ngồi nhìn nhau chờ nước rút. Anh Tâm, chủ quán cơm cho biết, thông thường khoảng 18h30 là quán đông khách, đồ ăn cũng vơi dần. Đến khoảng 19h gần như việc buôn bán hoàn tất. "Những ngày triều dâng chúng tôi đã nấu ít lại nhưng vẫn ế ẩm, không có một bóng khách", anh Tâm nói.

Trong ảnh, những khay đồ ăn còn khá nhiều vì khách không ghé ăn cơm do triều cường dâng cao. Chủ quán cho biết, số thức ăn không bán được này sẽ chia cho bà con xóm giềng ăn phụ hoặc không thì phải đổ bỏ.

Trong ảnh, những khay đồ ăn còn khá nhiều vì khách không ghé ăn cơm do triều cường dâng cao. Chủ quán cho biết, số thức ăn không bán được này sẽ chia cho bà con xóm giềng ăn phụ hoặc không thì phải đổ bỏ.

Một sạp trái cây cũng ế ẩm, vắng bóng cả khách mua lẫn người bán.

Một sạp trái cây cũng ế ẩm, vắng bóng cả khách mua lẫn người bán.

Chỉ sau khoảng 1 giờ đồng hồ, triều cường dâng đạt đỉnh. Thời điểm này, có 10 xe máy đi qua là 9 xe bị tắt máy. Trên chặng đường dài, người dân chật vật, bì bõm dắt xe.

Chỉ sau khoảng 1 giờ đồng hồ, triều cường dâng đạt đỉnh. Thời điểm này, có 10 xe máy đi qua là 9 xe bị tắt máy. Trên chặng đường dài, người dân chật vật, bì bõm dắt xe.

Nhiều cặp vợ chồng đón con nhỏ sau giờ làm việc cũng bất lực lội bộ giữa dòng nước.

Nhiều cặp vợ chồng đón con nhỏ sau giờ làm việc cũng bất lực lội bộ giữa dòng nước.

Ông Tư, người dân sống tại số 2/29 Lê Văn Lương chạnh lòng đứng nhìn dòng người đẩy xe giữa dòng nước. Ông Tư cho biết, cực khổ nhất là học sinh, công nhân lao động mỗi khi triều dâng. Vì nhà ở trong khu vực, họ buộc phải vượt qua dòng nước để về, không thể chờ nước rút.

Ông Tư, người dân sống tại số 2/29 Lê Văn Lương chạnh lòng đứng nhìn dòng người đẩy xe giữa dòng nước. Ông Tư cho biết, cực khổ nhất là học sinh, công nhân lao động mỗi khi triều dâng. Vì nhà ở trong khu vực, họ buộc phải vượt qua dòng nước để về, không thể chờ nước rút.

"Chúng tôi mòn mỏi chờ đợi dự án chống ngập 10.000 tỷ của thành phố hoàn thành, cải thiện tình trạng này. Việc này cần làm càng nhanh càng tốt để người dân cả thành phố đỡ khổ cực do triều cường chứ không riêng người dân huyện Nhà Bè. Còn giải pháp nâng đường thì cũng chỉ được chỗ này, ngập chỗ kia mà thôi", ông Tư nói.

"Chúng tôi mòn mỏi chờ đợi dự án chống ngập 10.000 tỷ của thành phố hoàn thành, cải thiện tình trạng này. Việc này cần làm càng nhanh càng tốt để người dân cả thành phố đỡ khổ cực do triều cường chứ không riêng người dân huyện Nhà Bè. Còn giải pháp nâng đường thì cũng chỉ được chỗ này, ngập chỗ kia mà thôi", ông Tư nói.

Đến khoảng 19h cùng ngày, hàng loạt xe bị hư vẫn được người dân dựng la liệt hai bên đường. Người thì cố gắng tự sửa, người thì chờ đợi nước rút để dắt đi sửa.

Đến khoảng 19h cùng ngày, hàng loạt xe bị hư vẫn được người dân dựng la liệt hai bên đường. Người thì cố gắng tự sửa, người thì chờ đợi nước rút để dắt đi sửa.

Rất nhiều người dân cũng tấp vào ven đường chờ nước rút mới đi về. Những người này hầu hết có chở theo con nhỏ.

Rất nhiều người dân cũng tấp vào ven đường chờ nước rút mới đi về. Những người này hầu hết có chở theo con nhỏ.

Lực lượng chức năng tại địa phương cũng sử dụng xe ô tô hỗ trợ người dân bị chết máy giữa đường đi.

Lực lượng chức năng tại địa phương cũng sử dụng xe ô tô hỗ trợ người dân bị chết máy giữa đường đi.

Tại giao lộ Lê Văn Lương - Nguyên Bình, các chiến sĩ CSGT và công an túc trực, hỗ trợ người dân bị hư xe hoặc di chuyển khó khăn vượt qua dòng nước.

Tại giao lộ Lê Văn Lương - Nguyên Bình, các chiến sĩ CSGT và công an túc trực, hỗ trợ người dân bị hư xe hoặc di chuyển khó khăn vượt qua dòng nước.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong hai ngày 18 và 19/10, mức triều đỉnh tại các trạm ở TP.HCM đạt 1,75-1,8m. Và đây cũng là mức triều lịch sử được thiết lập vào năm 2019.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong hai ngày 18 và 19/10, mức triều đỉnh tại các trạm ở TP.HCM đạt 1,75-1,8m. Và đây cũng là mức triều lịch sử được thiết lập vào năm 2019.

Mỹ Quỳnh

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/nhieu-tuyen-duong-chim-trong-bien-nuoc-nguoi-dan-nha-be-chat-vat-tro-ve-nha-192241019200640058.htm
Zalo