Nhân tài bí ẩn giúp Tào Tháo tiêu diệt Lã Bố, là ai?

Trong tiểu thuyết 'Tam quốc diễn nghĩa' của nhà văn La Quán Trung, Tào Tháo đã tiêu diệt Lã Bố nhờ công lớn của võ nhân vật này. Ông được mô tả là người phản trắc, 'gió chiều nào theo chiều đó'.

 Tào Tháo là nhân vật có ảnh hưởng lớn, đặt nền móng vững chắc cho nhà Tào Ngụy vào thời Tam quốc. Trong hành trình thực hiện bá nghiệp, Tào Tháo đã tiêu diệt không ít đối thủ. Trong số này, nổi tiếng là việc ông "loại bỏ" Lã Bố nhờ sự giúp đỡ lớn của một người.

Tào Tháo là nhân vật có ảnh hưởng lớn, đặt nền móng vững chắc cho nhà Tào Ngụy vào thời Tam quốc. Trong hành trình thực hiện bá nghiệp, Tào Tháo đã tiêu diệt không ít đối thủ. Trong số này, nổi tiếng là việc ông "loại bỏ" Lã Bố nhờ sự giúp đỡ lớn của một người.

Theo tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", Trần Đăng (169-208), tên tự là Nguyên Long, là mưu sĩ thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông được miêu tả là người thông minh, học rộng hiểu sâu và mang trong mình chí lớn.

Theo tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", Trần Đăng (169-208), tên tự là Nguyên Long, là mưu sĩ thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông được miêu tả là người thông minh, học rộng hiểu sâu và mang trong mình chí lớn.

Trần Đăng được tiến cử làm quan trong giai đoạn chuyển tiếp, khi Đào Khiêm bàn giao Từ Châu cho Lưu Bị. Trần Đăng và cha là Trần Khuê được đánh giá là đóng vai trò rất lớn trong việc lung lạc và làm hại Lã Bố ở Từ Châu giúp Tào Tháo đạt được mục tiêu.

Trần Đăng được tiến cử làm quan trong giai đoạn chuyển tiếp, khi Đào Khiêm bàn giao Từ Châu cho Lưu Bị. Trần Đăng và cha là Trần Khuê được đánh giá là đóng vai trò rất lớn trong việc lung lạc và làm hại Lã Bố ở Từ Châu giúp Tào Tháo đạt được mục tiêu.

Không chỉ làm "tay trong" cho Tào Tháo diệt Lã Bố, Trần Đăng còn ngả theo Lưu Bị. Khi Lưu Bị rời khỏi Tào Tháo và dẫn quân đánh Viên Thuật rồi đánh thẳng vào Từ châu, Trần Đăng làm nội ứng giúp Quan Vũ giết Xa Trụ chiếm thành. Tuy nhiên, sau khi quân Tào Tháo tới đánh Từ Châu khiến Lưu Bị chạy sang nương nhờ Viên Thiệu, Trần Đăng phản bội Quan Vũ để làm nội ứng cho Tào Tháo.

Không chỉ làm "tay trong" cho Tào Tháo diệt Lã Bố, Trần Đăng còn ngả theo Lưu Bị. Khi Lưu Bị rời khỏi Tào Tháo và dẫn quân đánh Viên Thuật rồi đánh thẳng vào Từ châu, Trần Đăng làm nội ứng giúp Quan Vũ giết Xa Trụ chiếm thành. Tuy nhiên, sau khi quân Tào Tháo tới đánh Từ Châu khiến Lưu Bị chạy sang nương nhờ Viên Thiệu, Trần Đăng phản bội Quan Vũ để làm nội ứng cho Tào Tháo.

Năm 193, Trần Đăng được cử làm Hiếu liêm và đề bạt làm Huyện trưởng huyện Đông Dương. Trong thời gian làm quan tại đây, Trần Đăng được lòng dân. Khi Đào Khiêm mất năm 194, Từ Châu trở thành mục tiêu tranh giành của Lưu Bị và Lã Bố. Lúc ấy, Tào Tháo giao cho Trần Đăng nhiệm vụ diệt trừ Lã Bố để chiếm Từ Châu.

Năm 193, Trần Đăng được cử làm Hiếu liêm và đề bạt làm Huyện trưởng huyện Đông Dương. Trong thời gian làm quan tại đây, Trần Đăng được lòng dân. Khi Đào Khiêm mất năm 194, Từ Châu trở thành mục tiêu tranh giành của Lưu Bị và Lã Bố. Lúc ấy, Tào Tháo giao cho Trần Đăng nhiệm vụ diệt trừ Lã Bố để chiếm Từ Châu.

Năm 197, Viên Thuật tự xưng là hoàng đế ở Thọ Xuân và sau đó sai Khâm sai Hàn Dận đến Hạ Bì (trị sở Từ châu) đề nghị việc kết thông gia với Lã Bố. Lã Bố khi ấy đã đồng ý mối hôn sự này bèn gả con gái cho con trai của Viên Thuật.

Năm 197, Viên Thuật tự xưng là hoàng đế ở Thọ Xuân và sau đó sai Khâm sai Hàn Dận đến Hạ Bì (trị sở Từ châu) đề nghị việc kết thông gia với Lã Bố. Lã Bố khi ấy đã đồng ý mối hôn sự này bèn gả con gái cho con trai của Viên Thuật.

Tuy nhiên, cha con Trần Đăng bày kế ly gián để tránh khiến Tào Tháo gặp bất lợi. Họ can ngăn Lã Bố không nên kết thông gia với Viên Thuật vì Thuật xưng đế là trái đạo và khuyên ông hãy hợp tác với Tào Tháo. Lã Bố nghe có lý nên liền đem quân đuổi theo cướp con gái trở về Hạ Bì cũng như bắt Hàn Dận đóng gông sai người giải đến Hứa Xương nộp cho Tào Tháo, tuyên bố bỏ hôn ước với Viên Thuật.

Tuy nhiên, cha con Trần Đăng bày kế ly gián để tránh khiến Tào Tháo gặp bất lợi. Họ can ngăn Lã Bố không nên kết thông gia với Viên Thuật vì Thuật xưng đế là trái đạo và khuyên ông hãy hợp tác với Tào Tháo. Lã Bố nghe có lý nên liền đem quân đuổi theo cướp con gái trở về Hạ Bì cũng như bắt Hàn Dận đóng gông sai người giải đến Hứa Xương nộp cho Tào Tháo, tuyên bố bỏ hôn ước với Viên Thuật.

Tào Tháo sai Vương Tắc mang chiếu thư khen thưởng của Hiến Đế và ấn tín đến trao cho Lã Bố. Khi nhận được những thứ đó, Lã Bố vô cùng vui mừng. Mặt khác, Tào Tháo được Trần Đăng khuyên nên sớm trừ khử Lã Bố.

Tào Tháo sai Vương Tắc mang chiếu thư khen thưởng của Hiến Đế và ấn tín đến trao cho Lã Bố. Khi nhận được những thứ đó, Lã Bố vô cùng vui mừng. Mặt khác, Tào Tháo được Trần Đăng khuyên nên sớm trừ khử Lã Bố.

Tào Tháo phong chức cho Trần Đăng làm Thái thú Quảng Lăng. Trần Khuê cũng được phong thưởng khiến Lã Bố tức giận nhưng được Tào Tháo khéo léo khuyên giải rằng đó là cách để cấp dưới tiếp tục phụng sự mình.

Tào Tháo phong chức cho Trần Đăng làm Thái thú Quảng Lăng. Trần Khuê cũng được phong thưởng khiến Lã Bố tức giận nhưng được Tào Tháo khéo léo khuyên giải rằng đó là cách để cấp dưới tiếp tục phụng sự mình.

Với sự khôn khéo, lắm mưu nhiều kế, Trần Đăng đã ẩn nhẫn bên cạnh Lã Bố rồi đợi thời cơ phối hợp với Tào Tháo để bắt giữ Lã Bố. Sau khi bị bắt, Lã Bố đã xin Tào Tháo tha mạng. Tuy nhiên, Tào Tháo nhất quyết đoạt mạng Lã Bố. Nhờ có công diệt trừ Lã Bố, Trần Đăng được Tào Tháo khen thưởng, thăng chức làm Phục Ba tướng quân.

Với sự khôn khéo, lắm mưu nhiều kế, Trần Đăng đã ẩn nhẫn bên cạnh Lã Bố rồi đợi thời cơ phối hợp với Tào Tháo để bắt giữ Lã Bố. Sau khi bị bắt, Lã Bố đã xin Tào Tháo tha mạng. Tuy nhiên, Tào Tháo nhất quyết đoạt mạng Lã Bố. Nhờ có công diệt trừ Lã Bố, Trần Đăng được Tào Tháo khen thưởng, thăng chức làm Phục Ba tướng quân.

Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhan-tai-bi-an-giup-tao-thao-tieu-diet-la-bo-la-ai-2097934.html
Zalo