Người tự tin không bao giờ làm 7 điều này
Theo Hack Spirit, người tự tin nhận thức rõ về giá trị và khả năng của bản thân, và họ không thực hiện một số hành động có thể làm suy giảm giá trị của họ
1. Tìm kiếm sự chấp thuận: Khi thực sự hiểu rõ giá trị của bản thân, người tự tin không cần sự xác nhận từ người khác. Họ không cần phải tìm kiếm sự đồng ý hay khen ngợi từ người khác cho mọi quyết định hay hành động của mình. Điều đó có nghĩa là lòng tự trọng của họ không phụ thuộc vào ý kiến bên ngoài. Họ có thể lắng nghe nhưng không bị chi phối bởi những đánh giá của mọi người. Ảnh: Pexels.
2. Suy nghĩ quá nhiều: Suy nghĩ quá nhiều khiến bạn sa vào vòng luẩn quẩn của phân tích, dẫn đến chần chừ và trì hoãn đưa ra quyết định, cuối cùng là bỏ lỡ nhiều cơ hội. Người tự tin hiểu điều này. Thay vì phân tích quá kỹ, họ sẽ đưa ra quyết định dựa trên những thông tin có sẵn và sẵn sàng hành động ngay cả khi không có tất cả câu trả lời. Quan trọng, họ tin vào bản thân và hành động dựa trên niềm tin đó. Ảnh: Freepik.
3. So sánh bản thân với người khác: Những người tự ti thường liên tục so sánh cuộc sống, thành tích, ngoại hình của mình với những người xung quanh. Nhưng người tự tin thì ngược lại. Họ hiểu bản thân có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy, họ tập trung vào việc cải thiện bản thân hơn là luôn so kè với người khác. Ảnh: Freepik.
4. Bỏ bê chăm sóc bản thân: Chăm sóc bản thân không chỉ đơn thuần là những hoạt động giải trí như đi spa hay ăn bánh ngọt. Nó bao gồm việc dành thời gian cho bản thân để thư giãn, nạp lại năng lượng và chú trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Những người tự tin hiểu rằng họ cần phải chăm sóc bản thân để có thể sống tốt nhất. Họ không đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bản thân mà ưu tiên cho hạnh phúc và sức khỏe của mình. Ảnh: Pexels.
5. Luôn nói "có": Nói "có" với mọi thứ có vẻ là cách tốt nhất để được yêu thích và chấp nhận. Nhưng những người tự tin lại thường nói "không", bởi họ hiểu giá trị của bản thân, hiểu rằng thời gian và năng lượng của họ rất quý giá. Vì vậy, họ biết đặt ra giới hạn, biết khi nào nên nói "không" và không sợ làm người khác thất vọng. Ảnh: Pexels.
6. Sợ thất bại: Nỗi sợ thất bại có thể khiến chúng ta trì hoãn, ngại thử thách mới, và không dám theo đuổi ước mơ. Tuy nhiên, những người tự tin sẵn sàng đón nhận thử thách và không sợ mắc sai lầm. Họ hiểu rằng thất bại không phải là thước đo giá trị của bản thân mà xem thất bại như một phần của quá trình học tập và phát triển. Ảnh: Pexels.
7. Nghi ngờ khả năng của bản thân: Không giống những người luôn tự hỏi liệu mình có đủ khả năng hay không, người tự tin luôn tin rằng họ có thể làm được bất cứ mục tiêu gì mình đặt ra. Họ tìm kiếm những cơ hội để thể hiện tài năng và khả năng của mình thay vì nghi ngờ bản thân. Ảnh: Pexels.