Người tiêu dùng đang chi tiêu cẩn trọng hơn

Sáng 19/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên Cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp tổ chức chương trình Diễn đàn Xu hướng tiêu dùng Việt Nam. Chương trình có sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Theo đại diện Kantar Việt Nam, người tiêu dùng đang giảm tần suất mua sắm nhưng lại mua tại nhiều kênh hơn, với mức chi tiêu trung bình tăng lên. Xu hướng mua sắm trực tuyến để tận dụng ưu đãi

Bà Nguyễn Phương Nga - Giám đốc Khối kinh doanh Kantar Việt Nam.

Bà Nguyễn Phương Nga - Giám đốc Khối kinh doanh Kantar Việt Nam.

Bà Nguyễn Phương Nga chỉ ra, sau đại dịch Covid-19, người dân đã hình thành thói quen mua sắm mới. Cụ thể, người tiêu dùng đang giảm tần suất mua sắm nhưng lại mua tại nhiều kênh hơn, với mức chi tiêu trung bình cho mỗi lần mua sắm cũng tăng lên. Ước tính, tần suất mua sắm của họ đã giảm 15% so với thời điểm trước Covid-19.

Điều này khiến việc thu hút và xây dựng lòng trung thành của khách hàng trở nên khó khăn hơn đối với doanh nghiệp do ít được gặp người tiêu dùng.

Đồng thời, trong những năm gần đây, kênh bán lẻ đã có sự thay đổi từ các kênh truyền thống sang nền tảng thương mại và trực tuyến hiện đại, đặc biệt là ở thành thị. Các cửa hàng chuyên doanh hiện đại cũng ghi nhận tăng trưởng đáng kể. Chuỗi cửa hàng mẹ và bé cũng như cửa hàng kinh doanh mặt hàng sức khỏe và sắc đẹp ngày càng mở rộng mạnh mẽ, dẫn dắt tăng trưởng của kênh bán lẻ nói chung.

Với những nỗ lực trong truyền thông và mở cửa hàng, các nhà bán lẻ chủ chốt sẽ dễ dàng tiếp cận người mua hàng hơn. Tuy nhiên, việc giữ chân người mua hàng vẫn là thử thách vô cùng lớn. Báo cáo của Kantar chỉ ra, thị phần của top 5 nhà bán lẻ hiện đại bao gồm Co.op Mart, Central Retail, Winmart, Bách Hóa Xanh, Winmart + đang giảm dần đi qua các năm.

Ông Lê Hùng Cường - Phó Tổng Giám đốc FPT Digital.

Ông Lê Hùng Cường - Phó Tổng Giám đốc FPT Digital.

Ông Lê Hùng Cường - Phó Tổng Giám đốc FPT Digital bổ sung thêm, doanh nghiệp bán lẻ đối mặt với nhiều thách thức trong tối ưu hóa chuỗi cung ứng, tối ưu hóa giá bán, xu hướng kinh doanh trực tuyến tạo ra áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp…

Sự phát triển của việc mua sắm hiện đại đang tạo ra nhiều sự lựa chọn khác khi mua sắm cho người tiêu dùng, do vậy việc bắt kịp tất cả các xu hướng, hành vi khách hàng và tiến bộ công nghệ là thách thức lớn đối với các thương hiệu.

Chuyển đổi số là chìa khóa tăng trưởng cho ngành bán lẻ. Doanh nghiệp cần tìm cách giữ chân khách hàng trung thành bằng việc thay đổi cách thức mua hàng, trải nghiệm tìm kiếm sự thuận lợi, hướng tới trải nghiệm mua sắm độc đáo, nâng cao tính bền vững chất lượng sản phẩm.

Đức Toàn

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/nguoi-tieu-dung-dang-chi-tieu-can-trong-hon.html
Zalo