Người lao động nhận thưởng Tết 2025 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Thưởng Tết là một khoản tiền hoặc tài sản mà người lao động thường nhận vào dịp Tết Nguyên đán, được xem như là phần thưởng cho những đóng góp và nỗ lực trong suốt năm qua. Vậy, quy định về thưởng Tết 2025, người lao động có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?

Năm 2024, thu nhập bình quân của lao động làm công cả nước đạt 8,5 triệu đồng mỗi tháng trong khi năm trước là 8 triệu đồng. Do đó, thưởng Tết năm nay có phần "nhỉnh" hơn so với năm trước.

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết tổng hợp báo cáo từ các địa phương cho thấy TP HCM đang dẫn đầu về mức thưởng Tết Âm lịch cao nhất: hơn 1,9 tỷ đồng trong doanh nghiệp FDI. Mức này thấp hơn so với năm ngoái (2,078 tỷ đồng), song tiền thưởng bình quân tăng 3,3%, đạt 12,7 triệu đồng. Tương tự, tiền lương cao nhất 863 triệu đồng, giảm so với mức 931,5 triệu đồng của năm 2023, song mức bình quân tăng.

Khi người lao động nhận thưởng Tết bằng tiền, nếu khoản thưởng vượt quá mức thu nhập chịu thuế trong năm theo quy định của pháp luật thì sẽ phải đóng thuế TNCN.

Khi người lao động nhận thưởng Tết bằng tiền, nếu khoản thưởng vượt quá mức thu nhập chịu thuế trong năm theo quy định của pháp luật thì sẽ phải đóng thuế TNCN.

Mức thưởng bình quân Tết Âm lịch từ các địa phương có nhiều khu công nghiệp như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương... cũng cao hơn năm trước 5-7% do tình hình sản xuất kinh doanh phục hồi, doanh nghiệp FDI mở rộng sản xuất, đơn hàng đều. Hà Nội ghi nhận mức thưởng bình quân có chiều hướng tăng đồng đều so với cùng kỳ ở tất cả loại hình doanh nghiệp.

Thực tế, doanh nghiệp không có nghĩa vụ bắt buộc phải thưởng Tết, mà quyết định thưởng hay không và mức thưởng phụ thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp và hiệu quả làm việc của người lao động trong suốt năm.

Việc thưởng có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm thưởng tiền mặt, hiện vật, quà tặng, dịch vụ, hoặc thậm chí là các chuyến du lịch, tùy thuộc vào điều kiện và chính sách phúc lợi mà doanh nghiệp áp dụng. Trong đó, hình thức thưởng tiền mặt vẫn là phổ biến nhất.

Có thể nói, thưởng Tết là khoản phúc lợi quan trọng không chỉ giúp nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên mà còn là cách doanh nghiệp thể hiện sự tri ân đối với người lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật, các khoản thưởng này có thể phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nếu vượt qua mức miễn thuế quy định.

Khi người lao động nhận thưởng Tết bằng tiền, nếu khoản thưởng vượt quá mức thu nhập chịu thuế trong năm theo quy định của pháp luật họ sẽ phải đóng thuế TNCN.

Theo quy định của Luật Thuế TNCN hiện hành, mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Đồng thời, việc thưởng Tết bằng vàng không thuộc các khoản thưởng được miễn thuế theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC. Do đó, nếu phần thưởng bằng vàng cộng với các khoản thu nhập khác trong năm vượt quá mức miễn thuế, người lao động phải đóng thuế TNCN đối với khoản thu nhập này.

Thực tế, giá trị của vàng sẽ được quy đổi thành tiền để tính thuế TNCN theo tỷ lệ thuế suất lũy tiến. Vì vậy, dù là vàng hay tiền mặt, nếu khoản thưởng Tết vượt qua ngưỡng thu nhập miễn thuế, người lao động đều có nghĩa vụ đóng thuế TNCN.

Tuy nhiên, có một số khoản thưởng đặc biệt được miễn thuế TNCN: Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua do Nhà nước phong tặng hoặc các hình thức khen thưởng theo pháp luật về thi đua, khen thưởng; Tiền thưởng từ giải thưởng quốc gia, quốc tế; Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh; Tiền thưởng từ việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Thanh Hoa

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//thue-ngan-sach/nguoi-lao-dong-nhan-thuong-tet-2025-co-phai-dong-thue-thu-nhap-ca-nhan-1104506.html
Zalo