Người dân vượt rét xem 'vua đi cày' tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn

Sáng 3/2 (tức mùng 7 tháng Giêng) tại thửa ruộng của xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) hàng nghìn người dân đã có mặt để xem 'vua đi cày' khai hội Tịch điền Đọi Sơn.

Mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền.

Từ đó, hằng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại cho đến ngày nay.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã trở thành nét đẹp văn hóa khơi gợi tâm thức nhân dân hướng về nguồn cội, thu hút đông đảo nhân dân và du khách.

Ghi nhận của Người Đưa Tin, từ sớm đã có rất đông người dân và du khách ở nhiều nơi đổ về đây để chờ xem hình ảnh "vua đi cày" mặc dù thời tiết ở ngoài trời khá thấp.

9h ngày 3/2 (tức Mùng 7 Tết), lễ hội Tịch điền diễn đã ra tại thửa ruộng của thôn Đọi Nhì, xã Tiên Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

9h ngày 3/2 (tức Mùng 7 Tết), lễ hội Tịch điền diễn đã ra tại thửa ruộng của thôn Đọi Nhì, xã Tiên Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

Đây là lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, được UBND tỉnh Hà Nam phục dựng và tổ chức quy mô lớn trong nhiều năm gần đây.

Đây là lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, được UBND tỉnh Hà Nam phục dựng và tổ chức quy mô lớn trong nhiều năm gần đây.

Mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền.Từ đó, hằng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại cho đến ngày nay.

Mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền.Từ đó, hằng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại cho đến ngày nay.

Mở đầu nghi Lễ là màn biểu diễn trống của đội trống nữ thôn Đọi Tam.

Mở đầu nghi Lễ là màn biểu diễn trống của đội trống nữ thôn Đọi Tam.

Tiếp đến là màn múa rồng đặc sắc tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn.

Tiếp đến là màn múa rồng đặc sắc tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn.

Nghệ nhân Phạm Trí Khang đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị vua Lê Đại Hành.

Nghệ nhân Phạm Trí Khang đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị vua Lê Đại Hành.

Lãnh đạo dâng hương tưởng nhớ vua Lê Đại Hành.

Lãnh đạo dâng hương tưởng nhớ vua Lê Đại Hành.

Ông Nguyễn Ngọc An (75 tuổi, trú tại thôn Linh Trung, vào vai vua Lê Đại Hành). Ông An bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó đội mũ Cửu Long, mặc hoàng bào xuống ruộng đi cày.

Ông Nguyễn Ngọc An (75 tuổi, trú tại thôn Linh Trung, vào vai vua Lê Đại Hành). Ông An bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó đội mũ Cửu Long, mặc hoàng bào xuống ruộng đi cày.

Theo đó, người được lựa chọn vào vai vua phải là lão nông đạo mạo, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và phải là thành viên của gia đình văn hóa.

Theo đó, người được lựa chọn vào vai vua phải là lão nông đạo mạo, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và phải là thành viên của gia đình văn hóa.

Theo thứ tự, vua Lê Đại Hành dẫn trâu cày 3 sá ruộng (đường cày), rồi tới lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo tỉnh cày 5 sá, lãnh đạo huyện cày 7 sá, lãnh đạo xã và cuối cùng là các bô lão cày 9 sá.

Theo thứ tự, vua Lê Đại Hành dẫn trâu cày 3 sá ruộng (đường cày), rồi tới lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo tỉnh cày 5 sá, lãnh đạo huyện cày 7 sá, lãnh đạo xã và cuối cùng là các bô lão cày 9 sá.

Theo sau các đường cày là các cô gái gieo hạt giống.

Theo sau các đường cày là các cô gái gieo hạt giống.

Sau vua Lê Đại Hành là tới lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo tỉnh cày 5 sá, lãnh đạo huyện cày 7 sá, lãnh đạo xã và cuối cùng là các bô lão cày 9 sá.

Sau vua Lê Đại Hành là tới lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo tỉnh cày 5 sá, lãnh đạo huyện cày 7 sá, lãnh đạo xã và cuối cùng là các bô lão cày 9 sá.

Hàng ngàn người dân đã có mặt từ sớm, vượt rét để theo dõi các nghi thức của Lễ Tịch điền Đọi Sơn.

Hàng ngàn người dân đã có mặt từ sớm, vượt rét để theo dõi các nghi thức của Lễ Tịch điền Đọi Sơn.

Sau phần lễ là phần hội. Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, các trò chơi dân gian thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia và trải nghiệm.

Sau phần lễ là phần hội. Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, các trò chơi dân gian thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia và trải nghiệm.

Nguyễn Hữu Thắng

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nguoi-dan-vuot-ret-xem-vua-di-cay-tai-le-tich-dien-doi-son-204250204110227974.htm
Zalo