Người dân hưởng lợi gì từ siêu cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé?

Công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé gồm hai cống ngăn mặn, một cống trên sông Cái Lớn và một cống trên sông Cái Bé kết nối thành phố Rạch Giá và vùng miệt thứ tỉnh Kiên Giang, tạo giao thông thông suốt đến tận Cà Mau.

Cống Cái Bé Cống xây dựng trên sông Cái Bé nối từ xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có chiều rộng thông nước 85m, gồm hai khoang, mỗi khoang rộng 35m và âu thuyền rộng 15m.

Cống Cái Lớn được xây dựng trên sông Cái Lớn, một bờ thuộc địa phận xã Bình An, huyện Châu Thành nối với bờ thuộc xã Hưng Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, có chiều rộng thông nước 455m, gồm 11 khoang, mỗi khoang rộng 40m và âu thuyền rộng 15m. Các cửa van cống, âu thuyền vận hành bằng hệ thống xi-lanh thủy lực.

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, việc vận hành đóng cống Cái Bé đã giúp riêng huyện Châu Thành giảm đắp đập tạm trên 10 đập, huyện Giồng Riềng và Gò Quao trên 126 đập tạm, góp phần bảo vệ vùng sản xuất, ổn định nguồn nước, giảm ô nhiễm môi trường.

Siêu công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được khởi công từ tháng 10/2019 do chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi 10 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 3.309 tỷ đồng, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Siêu công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được khởi công từ tháng 10/2019 do chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi 10 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 3.309 tỷ đồng, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Đây là cống thủy lợi lớn nhất Việt Nam cả về quy mô xây dựng, khẩu độ thông nước. Công trình này có nhiệm vụ kiểm soát nguồn nước từ sông Mekong sản xuất nông nghiệp thuận lợi trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng cực đoan.

Đây là cống thủy lợi lớn nhất Việt Nam cả về quy mô xây dựng, khẩu độ thông nước. Công trình này có nhiệm vụ kiểm soát nguồn nước từ sông Mekong sản xuất nông nghiệp thuận lợi trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng cực đoan.

Vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên 346.200ha thuộc các tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.

Vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên 346.200ha thuộc các tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.

Công trình thủy lợi này còn góp phần phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Công trình thủy lợi này còn góp phần phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Phương tiện lưu thông qua cầu trên cống Cái Bé.

Phương tiện lưu thông qua cầu trên cống Cái Bé.

Đặc biệt là cầu giao thông kết nối vùng miệt thứ với các huyện: Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Minh, An Biên với huyện Châu Thành và thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Đặc biệt là cầu giao thông kết nối vùng miệt thứ với các huyện: Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Minh, An Biên với huyện Châu Thành và thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Từ quốc lộ 61 hướng từ Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá đi qua khỏi thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành sẽ có đường nhựa dài 5,7km, rộng 9m, vận tốc thiết kế 60km kết nối với hệ thống cầu liền thân cống.

Từ quốc lộ 61 hướng từ Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá đi qua khỏi thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành sẽ có đường nhựa dài 5,7km, rộng 9m, vận tốc thiết kế 60km kết nối với hệ thống cầu liền thân cống.

Sau 24 tháng thi công xuyên dịch, công trình này đã hoàn thành giai đoạn 1 trước thời hạn. Ngày 20/1/2022, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 ký bàn giao toàn bộ công trình dự án hệ thống thủy lợi giai đoạn 1 cho Công ty Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, đưa vào vận hành khai thác hoạt động.

Sau 24 tháng thi công xuyên dịch, công trình này đã hoàn thành giai đoạn 1 trước thời hạn. Ngày 20/1/2022, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 ký bàn giao toàn bộ công trình dự án hệ thống thủy lợi giai đoạn 1 cho Công ty Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, đưa vào vận hành khai thác hoạt động.

Theo thiết kế, công trình ngăn mặn Cái Lớn - Cái Bé kết hợp với tuyến đê biển phía Tây sẽ tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng.

Theo thiết kế, công trình ngăn mặn Cái Lớn - Cái Bé kết hợp với tuyến đê biển phía Tây sẽ tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng.

Cống Cái Lớn - Cái Bé sẽ khép kín toàn bộ vùng đê biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang để chủ động việc kiểm soát nguồn nước, góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt huyện An Minh, An Biên (tỉnh Kiên Giang) với những năm mưa ít.

Cống Cái Lớn - Cái Bé sẽ khép kín toàn bộ vùng đê biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang để chủ động việc kiểm soát nguồn nước, góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt huyện An Minh, An Biên (tỉnh Kiên Giang) với những năm mưa ít.

Đồng thời, dự án cung cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Dự án còn được cho là sẽ giải quyết mâu thuẫn giữa vùng nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và phát triển thủy sản ven biển của tỉnh Kiên Giang.

Đồng thời, dự án cung cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Dự án còn được cho là sẽ giải quyết mâu thuẫn giữa vùng nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và phát triển thủy sản ven biển của tỉnh Kiên Giang.

Quốc Dũng

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/nguoi-dan-huong-loi-gi-tu-sieu-cong-thuy-loi-cai-lon-cai-be-192241226110915588.htm
Zalo