Người dân Hà Nội vui thả cá chép 'tập thể'
Các chị dân công, các anh em bảo vệ, lực lượng chức năng vui vẻ hướng dẫn bà con 'gửi' cá chép cúng trưa ngày ông Táo về tập trung để thả ra sông Hồng.
Cúng ông Công, ông Táo xong, người dân vui thả cá chép
Trưa ngày 23 Âm lịch, từ sau 12 giờ, theo phong tục cổ truyền, sau khi đã hoàn tất việc cúng ông Công ông Táo, người dân Hà Nội và cả nước đã cùng tiễn ông táo về trời bằng cá chép.
Năm nay, Hà Nội đã chuẩn bị những điểm tiếp nhận cá chép rất tiện lợi, sẵn sàng để giúp đỡ người dân thả cá chép mà vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tại khu vực hồ Tây, quận Tây hồ, Hà Nội, nhiều người dân đã tập trung để cùng nhau thả cá chép vào những khu vực được quy hoạch sạch sẽ, có Sẵn các tình nguyện viên hướng dẫn để gom cả tập trung và sẽ giúp người dân thả cá về sông Hồng.
Nhiều người cũng muốn tự tay thả cá xuống hồ, nhưng để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng sắp xếp để bà con yên tâm, giải thích và hướng dẫn cẩn thận để bà con gửi cả tập trung vào những thùng xốp có sẵn. Sau đó các tình nguyện viên sẽ giúp mang cá thả về sông Hồng.
Người dân Hà Nội đã vui vẻ tập trung cá thả tiễn ông Táo vào khu vực tập kết.
Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người dân thường tổ chức lễ cúng Táo quân và thả cá chép "phóng sinh". Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa tâm linh mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.
Ngày nay, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị 2 hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Cúng ông bà tổ tiên hay lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước 12h trưa (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, đây là khoảng thời gian thích hợp để kịp giờ ông Công, ông Táo lên thiên đình.