Người cần mẫn giúp bệnh nhân 'chữa lành' bằng dinh dưỡng
Trải qua nhiều lần bất lực khi chứng kiến bệnh nhân đau đớn chống chọi với bệnh tật, ThS.BS Đặng Ngọc Hùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) quyết tâm rẽ hướng tìm ra liệu pháp giúp người bệnh 'chữa lành' bằng dinh dưỡng.
Dinh dưỡng Y học - Giá trị cần được hiểu đúng
Dân gian có câu "Bệnh từ miệng", "Quá khẩu thành tà", châm ngôn này đã được bao thế hệ hiểu và ứng dụng.
Thực tế, dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Trong cuốn sách "Dinh dưỡng cân bằng, Ăn trong tỉnh thức": "Số liệu từ Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã kết luận rằng những người tiêu thụ nhiều đồ uống có đường, sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 25%. Ngoài ra, hành vi ăn uống còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Bởi vì những người sở hữu chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm thấp hơn 35% theo Tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ".
Dinh dưỡng Y học góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng điều trị. Một sự thật, 30% bệnh nhân ung thư thường chết vì suy dinh dưỡng trước khi chết vì bệnh (Tisdale, 2010). Với một số bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, suy thận hoặc tim mạch, dạ dày,... Dinh dưỡng Y học được xem là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị.
Tuy nhiên, giá trị cốt lõi của Dinh dưỡng Y học chưa được hiểu đúng, khi xã hội ngày nay dễ dàng đặt niềm tin vào dùng thuốc điều trị, các mẹo dân gian cho vấn đề sức khỏe và triệu chứng trước mắt. Thiếu góc nhìn khách quan và toàn diện về dinh dưỡng, người bệnh dễ dàng bỏ qua nguyên tắc cơ bản "Bệnh tật bắt đầu từ thiếu hoặc thừa dinh dưỡng - Dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh tật".
"Phao cứu sinh" của người bệnh
Từ những ngày đầu tiếp xúc với dinh dưỡng, ThS.BS Đặng Ngọc Hùng đã nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hành vi ăn uống và sức khỏe tổng thể. Với cách tiếp cận hiện đại, bên cạnh thuốc điều trị bệnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng giúp kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể, là phòng tuyến vững chắc giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.
Minh chứng cho thấy vai trò hỗ trợ tích cực của dinh dưỡng là trường hợp của N.A.T (18 tuổi) với các triệu chứng đau lưng, đầy bụng, khó tiêu, phân nát, cùng chẩn đoán viêm cột sống dính khớp tự miễn, tăng men gan nhẹ. Trước đó, T. phải nghỉ học vì đi lại khó khăn và phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc kháng viêm. Để hỗ trợ sức khỏe, ThS.BS Đặng Ngọc Hùng cùng cộng sự tại Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đã thiết kế một chế độ ăn kháng viêm, sàng lọc thực phẩm bất dung nạp và gây viêm, giảm lượng đường tinh chế, tăng chất xơ cho T., đồng thời kết hợp vận động, duy trì giấc ngủ điều độ, và bổ sung các vi chất như kẽm, selen, omega 3, probiotic. Sau 3 tháng, sức khỏe của T. đã được cải thiện rõ rệt.
Thông qua những ca bệnh được "chữa lành" như N.A.T và nhiều bệnh nhân khác, ThS.BS Đặng Ngọc Hùng dần trở thành người hướng dẫn dinh dưỡng của người bệnh, giúp họ vượt qua nỗi bế tắc của bệnh tật bằng Dinh dưỡng Y khoa. Ông cũng là gương mặt quen thuộc của báo đài về chủ đề Sức khỏe - Dinh dưỡng - Đời sống. Không chỉ dừng lại ở đó, ThS.BS Đặng Ngọc Hùng còn tích cực chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình thông qua các hội thảo, khóa học, mạng xã hội giúp lan tỏa giá trị của dinh dưỡng y khoa đến cộng đồng. Ông mong muốn mọi người đều có thể tiếp cận và hưởng lợi từ dinh dưỡng đúng đắn, qua đó chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình một cách toàn diện.
UBANDs - Khái niệm tái định vị giá trị cốt lõi của Dinh dưỡng
Trong bối cảnh ngành Dinh dưỡng đang là xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động, kiến thức và giá trị cốt lõi của dinh dưỡng lại bị phân mảnh, thiếu tính liên kết. Tình trạng này gây nên những hệ lụy khi kiến thức sai lệch được áp dụng vào thực tiễn.
Vì lẽ đó, ThS.BS Đặng Ngọc Hùng đã đưa ra khái niệm UBANDs với mục tiêu tái định vị Dinh dưỡng dưới góc nhìn Khoa học và Thực tiễn:
• U - Universal (Phổ quát)
• B - Balance (Cân bằng)
• A - Actionable/Actual (Thực tiễn/Thực tế)
• N - Naturally (Tự nhiên)
• D - Diverse (Đa dạng)
• S - Supplementation (Bổ sung)
UBANDs là sự kết hợp hài hòa giữa khoa học và thực tiễn, giữa truyền thống và hiện đại, là kim chỉ nam góp phần đưa dinh dưỡng trở thành liệu pháp "chữa lành" và hỗ trợ người bệnh điều trị bệnh hiệu quả.
Khái niệm này đã được đội ngũ NRECI minh chứng qua hơn 16.000 học viên đam mê dinh dưỡng được truyền cảm hứng và hơn 2.000 bệnh nhân với 80% trong số đó cải thiện tình trạng sức khỏe.
Trong tương lai, ThS.BS Đặng Ngọc Hùng cùng đội ngũ NRECI sẽ còn nhân rộng và truyền tải giá trị cốt lõi này đến cộng đồng. Hướng đến một xã hội ít bệnh tật, có lối sống cân bằng Thân - Tâm - Trí, thông qua việc hiểu và xem Dinh dưỡng Y học như sợi dây liên kết giữa cơ thể và môi trường sống để phòng ngừa bệnh tật.
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng
• Địa chỉ: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
• Website: https://nreci.org/