Theo TTXVN, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ có tổng diện tích hơn 75.000 ha, trong đó vùng lõi rộng 4.720 ha, vùng đệm 41.000 ha và vùng chuyển tiếp 29.000 ha. Ảnh: Khang Oceán
Với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo và phong phú, điển hình cho khu dự trữ rừng ngập mặn, đây là địa điểm phục vụ nghiên cứu khoa học, đồng thời là khu du lịch trọng điểm của TPHCM. Ảnh: Khang Oceán
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Ảnh: Khang Oceán
Nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài... Ảnh: Khang Oceán
... trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác. Ảnh: Khang Oceán
Một góc khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam nhìn từ trên cao. Ảnh: Khang Oceán
Hiện, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được TPHCM quy hoạch, phát triển thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách với sự hoàn thiện về hệ thống cầu, đường bộ, kênh mương, lối đi trong rừng. Ảnh: Khang Oceán
Ở đây có nhiều hoạt động du lịch gắn với tham quan, trải nghiệm cũng như thưởng thức các món ăn mang đặc trưng của rừng ngập mặn. Một số điểm đến du khách có thể ghé thăm là khu du lịch Dần Xây, khu du lịch Vàm Sát, chiến khu Rừng Sác hay “đảo khỉ”… Ảnh: Khang Oceán
Ngọc Lương