Hằng năm, cứ mỗi độ “Tết đến - Xuân về”, tiết trời ấm áp, cỏ cây, hoa lá đâm chồi nảy lộc, đông đảo người dân và du khách thập phương lại nô nức hòa mình vào không gian của các lễ hội truyền thống. Các lễ hội Xuân truyền thống đã trở thành nét văn hóa đẹp và nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam nói chung, của bà con các dân tộc Cao Bằng nói riêng.
Tại Cao Bằng, nhiều lễ hội xuân được tổ chức với quy mô lớn, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương tới vui xuân, trảy hội.
Đông đảo bà con nhân dân và du khách đi lễ tại các đền, chùa để thắp hương, tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân với các vị thần, các vị anh hùng, danh nhân có công xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc.
Các lễ hội được tổ chức với phần lễ gồm các nghi thức truyền thống của địa phương như tế lễ, dâng hương…
Phần hội với tiếng trống khai hội mở ra các trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian được các địa phương duy trì, phát triển qua các lễ hội xuân.
Những chương trình nghệ thuật mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa các dân tộc Cao Bằng đem đến không khí vui tươi, tưng bừng cho các lễ hội.
Đua mảng tại lễ hội Đền vua Lê, làng Đền, xã Hoàng Tung (Hòa An).
Đi chùa xin lộc đầu năm.
Xin chữ đầu năm là nét đẹp văn hóa thường thấy mỗi mùa lễ hội.
Những tâm tư, ước nguyện đầu xuân được bà con nhân dân và du khách gửi gắm nơi linh thiêng.
Lễ hội xuân cũng là dịp để du khách trải nghiệm ẩm thực truyền thống của địa phương.
Lễ hội đầu xuân là nét đẹp, góp phần bảo tồn, duy trì và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử của địa phương, của dân tộc.
Thùy Linh - Nguyễn Nha