Nâng cao ý thức giữ rừng cho người dân

Những năm gần đây, tỉnh Điện Biên đẩy mạnh tuyên truyền và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong cộng đồng. Việc bảo vệ rừng không còn là trách nhiệm riêng của cơ quan chức năng mà trở thành nhiệm vụ chung của toàn dân, giúp nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển rừng bền vững tại địa phương.

Kiểm lâm huyện Tủa Chùa tuyên truyền chính sách bảo vệ rừngcho nhân dân trên địa bàn.

Kiểm lâm huyện Tủa Chùa tuyên truyền chính sách bảo vệ rừngcho nhân dân trên địa bàn.

Từ năm 2010, bản Cổng Trời, xã Sa Lông (huyện Mường Chà) đượcgiao quản lý và bảo vệ 420ha rừng phòng hộ. Với hơn 60 hộ dân, mỗi gia đình nhậnbảo vệ khoảng 7ha rừng - một trách nhiệm không nhỏ. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhậnlà ý thức giữ rừng của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao, nhờ sự vào cuộcquyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm. Trong đó,công tác tuyên truyền đóng vai trò then chốt. Các cơ quan chức năng thườngxuyên phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp đến từng hộ, từng bản,giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của rừng cũng như những quy định pháp luậtliên quan. Cùng với việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm đã tạo hiệu ứngrăn đe mạnh mẽ, buộc người dân phải chấp hành nghiêm túc.

Ông Vàng Trùng Chìa, người dân bản Cổng Trời chia sẻ: “Nhờthực hiện tốt công tác tuyên truyền và xử lý vi phạm, người dân bản Cổng Trơìkhông chỉ chấp hành tốt các quy định mà còn chủ động tham gia giữ rừng, coi việcbảo vệ rừng là trách nhiệm chung của cả cộng đồng”.

Trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là tại các vùng giáp ranh vơírừng đặc dụng, việc người dân đồng lòng bảo vệ rừng đang dần trở thành phongtrào. Khu Dự trữ thiên nhiên (DTTN) Mường Nhé trảidài trên các xã: Nậm Kè, Mường Nhé, Chung Chải, Leng Su Sìn và Sín Thầu, côngtác tuyên truyền bảo vệ rừng được đặc biệt chú trọng trong bối cảnh diện tích rừngrộng lớn, lực lượng quản lý mỏng.

Ông Diệp Văn Chính, Giám đốc Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé chobiết: “Để bà con dân bản hiểu được các quy định pháp luật, không thể chỉ dừng laiợ̉ việc phát văn bản hay đọc quy định một cách khô khan. Chúng tôi phải tìm cáchdiễn giải sao cho vừa dễ hiểu, vừa gần gũi với đời sống của người dân. Ngoàituyên truyền trực tiếp, chúng tôi còn sử dụng máy chiếu, pa nô, áp phích, bảngnội quy và các hình ảnh trực quan để truyền tải thông tin...”.

Lực lượng công chức kiểm lâm, viên chức bảo vệ rừng trongBan Quản lý Khu DTTN Mường Nhé phổ biến các quy định pháp luật cho người dân xãChung Chải, huyện Mường Nhé.

Lực lượng công chức kiểm lâm, viên chức bảo vệ rừng trongBan Quản lý Khu DTTN Mường Nhé phổ biến các quy định pháp luật cho người dân xãChung Chải, huyện Mường Nhé.

Mặt khác, Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé đã phối hợp chặt chẽ vơíđội ngũ trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng. Họ chính là cầu nối đưathông tin pháp luật đến gần với người dân hơn. Anh Giàng A Tông, bản Nậm San 2,xã Mường Nhé cho biết: “Cán bộ Khu DTTN thường xuyên xuống bản, nắm bắt tình hìnhcũng như tâm tư nguyện vọng của bà con. Khi các anh đã hiểu dân, nói gì bà concũng nghe theo. Bên cạnh sự vào cuộc của cán bộ kiểm lâm và các cơ quan chứcnăng, vai trò của người có uy tín, già làng trong cộng đồng cũng rất quan trọng.Những người này thường xuyên tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu rõ quy địnhpháp luật, đồng thời nhắc nhở, vận động mọi người chấp hành hương ước, quy ướccủa bản về bảo vệ rừng. Nhờ có sự gương mẫu, nói đi đôi với làm của những ngươìcó uy tín, nhiều gia đình trong bản đã thay đổi nhận thức, tích cực tham gia giữrừng, bảo vệ thiên nhiên”.

Tuyên truyền là một mặt của vấn đề, để nâng cao ý thức quảnlý, bảo vệ rừng của người dân, các cơ quan chức năng triển khai quyết liệt và xửlý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Theo thống kê của Chi cục Kiểmlâm tỉnh, trong quý I năm 2025, toàn tỉnh đã phát hiện 204 vụ vi phạm Luật Lâmnghiệp. Trong đó, có tới 195 vụ phá rừng trái pháp luật, 5 vụ vi phạm về bảo vệđộng vật rừng, 1 vụ tàng trữ lâm sản trái phép và 2 vụ vi phạm quy định về hồsơ lâm sản. Tổng số vụ đã xử lý là 138 vụ, trong đó xử lý hành chính 135 vụ vàxử lý hình sự 3 vụ. Từ các vụ vi phạm này, số lâm sản bị tịch thu là hơn 16m³ gỗcác loại và tổng số tiền nộp ngân sách lên tới hơn 623 triệu đồng.

Những con số ấy không chỉ phản ánh quyết tâm xử lý triệt đểhành vi vi phạm mà còn là lời cảnh tỉnh cho người dân rằng công tác bảo vệ rừngkhông thể bị xem nhẹ. Chính quyền các cấp, lực lượng kiểm lâm và các đơn vịchuyên môn đã xác định rõ vai trò của cộng đồng trong công tác giữ rừng, và họđang từng bước đưa người dân trở thành “cánh tay nối dài” cho lực lượng chứcnăng.

Sự thay đổi trong ý thức bảo vệ rừng của người dân góp phầnquan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh.

Sự thay đổi trong ý thức bảo vệ rừng của người dân góp phầnquan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh.

Cùng với những nỗ lực về mặt pháp lý và truyền thông, một yếu tố không thểthiếu là tinh thần tự quản trong cộng đồng. Tại nhiều bản làng, quy ước bảo vệrừng đã được lồng ghép vào hương ước của bản. Người dân không chỉ tự giác chấphành mà còn giám sát lẫn nhau. Cách làm này đã mang lại hiệu quả thiết thực và bềnvững cao bởi xuất phát từ chính nhu cầu và nhận thức nội tại của người dân.

Có thể nói, sự thay đổi trong tư duy giữ rừng của người dânĐiện Biên hôm nay là kết quả của một quá trình bền bỉ, trong đó hội tụ sự chungsức của chính quyền, kiểm lâm, cộng đồng và từng cá nhân. Khi rừng được xem làtài sản chung, mọi người sẽ cùng nhau giữ gìn. Từ việc tự quản lý, tham giachữa cháy rừng, giám sát hoạt động khai thác cho đến việc chấp hành nghiêm thơìgian đốt nương, tất cả đều góp phần quan trọng vào việc bảo vệ màu xanh của núirừng Điện Biên.

Phạm Quang

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/quan-ly-bao-ve-rung/nang-cao-y-thuc-giu-rung-cho-nguoi-dan
Zalo