Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu, quỹ tài chính khí hậu toàn cầu gặp khó khăn theo

Sức ảnh hưởng của nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ đối với công cuộc chống biến đổi khí hậu là rất lớn. Vì thế, khi Mỹ rút lui khỏi đường đua này, thế giới cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong đàm phán khí hậu.

Sự rút lui của Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris vào ngày 20/1 vừa qua đang là sự kiện gây áp lực đối với toàn cầu. Được biết, đây là lần rút lui thứ 2 của Mỹ theo lệnh của Tổng thống Mỹ mới nhậm chức Donald Trump.

Theo bình luận của nhà đàm phán khí hậu Brazil - ông Andre Correa do Lago, các nhà lãnh đạo thế giới đang gặp khó khăn với sự kiện Mỹ rút lui khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris. Trong cuộc Hội nghị Thượng đỉnh COP30 sắp diễn ra vào cuối năm 2025 này, các cuộc đàm phán về khí hậu có thể sẽ gặp khó khăn hơn khi Mỹ đưa ra các chính sách chống biến đổi khí hậu.

 Ông Andre Correa do Lago trong Hội nghị Thượng đỉnh COP29. Ảnh: Reteurs.

Ông Andre Correa do Lago trong Hội nghị Thượng đỉnh COP29. Ảnh: Reteurs.

Theo dự kiến, Hội nghị Thượng đỉnh COP30 sẽ diễn ra tại thành phố Belem, Amazon vào tháng 11/2025 với chủ đề thảo luận quốc gia nào sẽ trả tiền cho các quốc gia nghèo hơn để thực hiện chuyển đổi kinh tế sang năng lượng sạch và giải quyết các vấn đề về tình trạng Trái đất nóng lên. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề về tài chính khí hậu được nhắc tới mà nó đã trở thành tranh chấp lâu năm chưa có được hướng giải quyết thỏa đáng cho các bên tham gia.

Trong cuộc tranh luận gay gắt tại Hội nghị Thượng đỉnh COP29 năm ngoái ở Azerbaijan, các quốc gia giàu đã cam kết sẽ đóng góp 300 tỷ USD hằng năm đến năm 2035 để tài trợ cho quá trình chuyển đổi xanh của các quốc gia nghèo hơn, đồng thời giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu lên các nước này. Tuy nhiên, theo các quốc gia đang phát triển thì quỹ khí hậu cần ít nhất 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm. Vì thế con số 300 nghìn USD như đã cam kết vào cuối năm ngoái chỉ là một phần rất nhỏ so với ngân sách cần thiết.

Trên thực tế, các nước giàu có luôn muốn giảm mức đóng góp tài chính, nhưng Ông Andre Correa do Lago lại cho rằng, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Brazil cũng đã nhìn thấy cơ hội khuếch đại tiếng nói của các quốc gia đang phát triển trong cuộc đàm phán về quỹ tài chính khí hậu sắp tới.

 Quỹ tài chính khí hậu từ lâu đã là vấn đề gây tranh chấp lâu năm. Ảnh: Lamrenew.

Quỹ tài chính khí hậu từ lâu đã là vấn đề gây tranh chấp lâu năm. Ảnh: Lamrenew.

Cát Ân

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/my-rut-khoi-thoa-thuan-khi-hau-muc-tieu-quy-tai-chinh-khi-hau-toan-cau-cung-lao-dao-theo-96312.html
Zalo