Mức 'áp thuế 46%' với hàng hóa xuất sang Mỹ – Góc nhìn từ pháp luật và thực tiễn
Việc Mỹ áp mức thuế đối ứng 46% với hàng Việt Nam do Việt Nam áp thuế quan 90% đối với hàng mỹ, từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn thi hành chính sách thương mại, Luật sư Hoàng Văn Hà nhận định: Những con số trên chưa phản ánh đầy đủ và chính xác bản chất của chính sách thuế quan Việt Nam.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra nhận định rằng Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Từ đó, ông cho biết Mỹ sẽ nâng mức thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam lên đến 46% nhằm cân bằng lại cán cân thương mại. Tuy nhiên, từ góc nhìn pháp lý và thực tiễn thi hành chính sách thương mại, Luật sư Hoàng Văn Hà - Công ty Luật ARC Hà Nội nhận định: Những con số trên không phản ánh đầy đủ và chính xác bản chất của chính sách thuế quan Việt Nam.

Luật sư Hoàng Văn Hà - Công ty Luật ARC Hà Nội.
Việt Nam không “áp thuế 90%” đối với hàng hóa từ Mỹ
Theo quy định hiện hành tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 144/2024/NĐ-CP, mức thuế áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên WTO (trong đó có Hoa Kỳ) được xác định theo từng dòng mã hàng cụ thể (HS Code), với:
Phần lớn thuế suất có mức thấp nhất là 0%.
Một số mặt hàng hạn hữu nằm trong nhóm đặc biệt như rượu mạnh, thuốc lá… có thể mới phải chịu thuế cao. Do đó, nếu Việt Nam bị áp thuế lên đến 46% đối với các loại hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ là chưa đúng với thực tế. Về con số 90% thuế đối với các hàng hóa nhập từ Mỹ vào Việt Nam mà tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho là Việt Nam đang áp dụng là không có căn cứ.
Mức thuế cao chỉ bị áp dụng đối với một vài nhóm hàng đặc biệt, không phản ánh chính sách chung của Việt Nam.
Việt Nam luôn thể hiện tinh thần hội nhập sâu rộng, tuân thủ, thực hiện theo cam kết về thương mại quốc tế đối với tất cả các nước trên thế giới, từ đó nhiều dòng thuế Việt Nam đã giảm về 0%.
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007 và là bên ký kết hơn 15 hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó, nhiều dòng thuế được cắt giảm theo lộ trình minh bạch.
Cam kết giảm dần và tiến tới 0% đối với hàng ngàn dòng sản phẩm trên tinh thần hợp tác toàn diện về thương mại, Việt Nam vẫn áp dụng thuế MFN ưu đãi với hàng hóa Mỹ theo đúng nguyên tắc WTO.
Mức “thuế 46%” mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trumpáp với hàng Việt Nam cũng cần được làm rõ. Hiện nay: Hầu hết các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ (như dệt may, đồ gỗ, linh kiện điện tử…) chịu thuế từ 0% đến 10%Chỉ một số ít mặt hàng bị áp thuế chống bán phá giá hoặc thuế phòng vệ thương mại (ví dụ: thép, sản phẩm năng lượng), có thể bị đánh thuế cao hơn.
Từ những nhận định trên quan hệ thương mại Việt – Mỹ cần đối thoại dựa trên dữ liệu chính xác.
Việt Nam và Hoa Kỳ đang là đối tác thương mại quan trọng của nhau, với kim ngạch song phương hàng năm hơn 100 tỷ USD. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, việc điều chỉnh chính sách thuế nên dựa trên thực tế dữ liệu thương mại, phân tích khách quan, tôn trọng cam kết quốc tế. Luật sư Hoàng Văn Hà nhấn mạnh: Về việc Việt Nam áp thuế 90% là không chính xác Việt Nam mong muốn bình đẳng hợp tác song phương về thương mại quốc tế.
Thủ tướng: Mỹ áp thuế mới cũng là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hiện nay tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Theo Thủ tướng, việc Mỹ áp dụng chính sách thuế quan mới ảnh hưởng tới kinh tế thế giới nói chung, trong đó có nước ta.
"Tình hình có thể có khó khăn, song không khó khăn bằng những năm đầu đổi mới và càng không khó khăn bằng thời kỳ Việt Nam phải kháng chiến giành độc lập dân tộc, bị bao vây, cấm vận"- Thủ tướng nêu rõ.
Nhấn mạnh mỗi khi có khó khăn, dân tộc ta, đất nước ta lại càng có bản lĩnh, kinh nghiệm để trỗi dậy, ứng phó hiệu quả hơn với tình hình thực tiễn, Thủ tướng cho biết hiện đất nước ta đã trưởng thành hơn, lớn mạnh, đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bất cứ sự kiện, biến động gì xảy ra trên thế giới và khu vực; "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể".
Thủ tướng dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" và như câu ca của ông cha ta "Non cao cũng có đường trèo/Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi".
Lãnh đạo Chính phủ cũng đã khái quát bức tranh kinh tế - xã hội trong 3 tháng đầu năm, trong đó nhấn mạnh kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.