Mùa Vu Lan tìm về ngôi chùa cổ linh thiêng có cây thị trăm năm tuổi

Cận kề ngày lễ Vu Lan, chùa Cây Thị ở thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, trở thành nơi khách thập phương tìm về để tướng nhớ bậc sinh thành.

 Khách thập phương vãn cảnh chùa Cây Thị mùa lễ Vu Lan

Khách thập phương vãn cảnh chùa Cây Thị mùa lễ Vu Lan

Tịnh Viện Di Đà hay còn gọi là chùa Cây Thị cách Hà Nội hơn 60km. Chùa được tôn tạo, phục hồi, xây dựng lại từ tháng 12/2019.

Ngôi chùa nằm trên lưng chừng núi thôn Chè Trình, tách bạch với khu dân cư, yên tĩnh, thanh tịnh. Cạnh ngôi chùa là cây thị với niên đại hàng trăm năm tỏa tán lá xum xuê che mát, làm không gian cửa Phật thêm bình yên.

Chị Bích Lành, người làm công quả tại chùa Cây Thị, cho biết: Mùa Vu lan năm nay, khách thập phương đến với chùa sớm hơn, đông đúc hơn để chiêm bái cảnh chùa, cũng như tưởng nhớ bậc sinh thành.

Đi qua cổng chùa Cây Thị như bước vào chốn bồng lai, yên bình

Đi qua cổng chùa Cây Thị như bước vào chốn bồng lai, yên bình

Sải bước qua những bậc thang để đi lên chùa, khách thập phương như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh yên bình. Đứng giữa khuôn viên chùa nhìn lên xa xa là tượng Bồ Tát Quán Thế Âm uy nghi cao 6m bằng đá granite. Dưới chân tượng được thiết kế cuốn sách đá nguyên khối khắc văn khấn cho các tín chủ làm lễ.

Theo thông báo của nhà Chùa, ngày 15/7 năm Giáp Thìn (tức ngày 18/8/2024), chùa Cây Thị tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu, khai kinh Vu lan bồn - Vu lan báo hiếu, tuyên sớ cầu siêu - Đàn trạng Thí Thực; đồng thời đại chú thọ trai (dùng bún riêu chay).

Không gian của chùa Cây Thị là sự kết hợp kiến trúc Nhật Bản với kiến trúc Việt; từ mái cổng vòm, tiểu cảnh, cây tùng đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc và những nét cổ kính đặc trưng của chùa Việt Nam. Đặc biệt, trước lối lên chùa được trải sỏi trắng, tạo hình tỉ mỉ. Điểm xuyết là những phiến đá bằng xếp uốn lượn thành lối đi, tượng trưng cho lối đi về cửa Phật, tìm về bản ngã của con người.

Không gian của chùa Cây Thị là sự kết hợp kiến trúc Nhật Bản với kiến trúc chùa Việt Nam

Không gian của chùa Cây Thị là sự kết hợp kiến trúc Nhật Bản với kiến trúc chùa Việt Nam

Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm uy nghi cao 6m bằng đá granite

Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm uy nghi cao 6m bằng đá granite

Cuốn sách đá nguyên khối khắc văn khấn cho các tín chủ làm lễ

Cuốn sách đá nguyên khối khắc văn khấn cho các tín chủ làm lễ

Mái ngói, cây tùng, thảm cỏ Nhật đặc trưng cho kiến trúc Nhật Bản tại chùa Cây Thị

Mái ngói, cây tùng, thảm cỏ Nhật đặc trưng cho kiến trúc Nhật Bản tại chùa Cây Thị

Khuôn viên chùa được trải sỏi trắng, tạo hình tỉ mỉ...

Khuôn viên chùa được trải sỏi trắng, tạo hình tỉ mỉ...

... tạo thành những lối đi như lối tìm về bản ngã

... tạo thành những lối đi như lối tìm về bản ngã

Chị Bích Lành (trong ảnh), người làm công quả tại chùa Cây Thị, cho biết: Thời điểm này chưa đến Đại lễ Vu Lan báo hiếu, nhưng du khách đã đến chùa đông đúc hơn thường nhật

Chị Bích Lành (trong ảnh), người làm công quả tại chùa Cây Thị, cho biết: Thời điểm này chưa đến Đại lễ Vu Lan báo hiếu, nhưng du khách đã đến chùa đông đúc hơn thường nhật

Cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi bên cạnh ngôi chùa cổ

Cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi bên cạnh ngôi chùa cổ

PV

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/mua-vu-lan-tim-ve-ngoi-chua-co-linh-thieng-co-cay-thi-tram-nam-tuoi-2024081523420243.htm
Zalo