Độc đáo di tích cổng phủ Tương Dương bên dòng sông Lam

Di tích cổng phủ Tương Dương nằm bên ngã 3 sông Lam (huyện Tương Dương, Nghệ An), từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc.

 Di tích phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng (huyện Tương Dương, Nghệ An), nơi giao giữa 2 dòng sông Nậm Nơn và Nậm Mộ, khởi nguồn của dòng sông Lam.

Di tích phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng (huyện Tương Dương, Nghệ An), nơi giao giữa 2 dòng sông Nậm Nơn và Nậm Mộ, khởi nguồn của dòng sông Lam.

 Trước năm 1945, phủ Tương Dương là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của khu vực miền Tây xứ Nghệ. Sau khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi, nơi đây trở thành trụ sở của chính quyền cách mạng.

Trước năm 1945, phủ Tương Dương là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của khu vực miền Tây xứ Nghệ. Sau khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi, nơi đây trở thành trụ sở của chính quyền cách mạng.

 Ngày nay, di tích này chỉ còn sót lại cánh cổng xây bằng gạch nung, được một cây đa cổ thụ bao bọc. Mưa gió, thời gian khiến cổng phủ bị hư hỏng, xuống cấp, nhiều chỗ gạch vữa bị vỡ, bong tróc.

Ngày nay, di tích này chỉ còn sót lại cánh cổng xây bằng gạch nung, được một cây đa cổ thụ bao bọc. Mưa gió, thời gian khiến cổng phủ bị hư hỏng, xuống cấp, nhiều chỗ gạch vữa bị vỡ, bong tróc.

 Đối diện cổng phủ Tương Dương là đền Cửa Rào, nơi thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài (thời nhà Trần), người chiến đấu và ngã xuống để bảo vệ biên giới phía Tây Nam của tổ quốc.

Đối diện cổng phủ Tương Dương là đền Cửa Rào, nơi thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài (thời nhà Trần), người chiến đấu và ngã xuống để bảo vệ biên giới phía Tây Nam của tổ quốc.

 Một phần cổng phủ bị hư hỏng, từng được chính quyền địa phương tu sửa.

Một phần cổng phủ bị hư hỏng, từng được chính quyền địa phương tu sửa.

 Rễ cây đa phủ kín lên cổng tạo nên vẻ đẹp cổ kính, rêu phong.

Rễ cây đa phủ kín lên cổng tạo nên vẻ đẹp cổ kính, rêu phong.

 Phía dưới mái vòm của cánh cổng, người dân địa phương lập 1 bàn thờ, hương khói cho các vị thần linh.

Phía dưới mái vòm của cánh cổng, người dân địa phương lập 1 bàn thờ, hương khói cho các vị thần linh.

 Hệ thống rễ bao trùm cả cổng phủ, uốn lượn, tạo nên một lớp "khiêng" bảo vệ tự nhiên giúp cổng tồn tại trước sự tác động của thời tiết.

Hệ thống rễ bao trùm cả cổng phủ, uốn lượn, tạo nên một lớp "khiêng" bảo vệ tự nhiên giúp cổng tồn tại trước sự tác động của thời tiết.

 Hệ thống thân, rễ chằng chịt men theo cổng phủ, khi đến phần chóp tủa ra nhiều tán lá rộng lớn.

Hệ thống thân, rễ chằng chịt men theo cổng phủ, khi đến phần chóp tủa ra nhiều tán lá rộng lớn.

 Cổng phủ Tương Dương đứng uy nghi, trầm mặc hướng ra ngã ba sông, tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Nơi đây trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi du khách về thăm miền Tây Nghệ An.

Cổng phủ Tương Dương đứng uy nghi, trầm mặc hướng ra ngã ba sông, tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Nơi đây trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi du khách về thăm miền Tây Nghệ An.

Phạm Tâm

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/doc-dao-di-tich-cong-phu-tuong-duong-ben-dong-song-lam-post700196.html
Zalo