Món ăn Tết mẹ chồng Hà Nội xưa thường dùng thử tài con dâu

Ẩm thực Hà Nội xưa là một bức tranh phong phú với những món ăn được chế biến công phu, thể hiện sự khéo léo và tinh tế của người đầu bếp.

Bún thang, món ăn thanh lịch và tinh tế, từ lâu đã trở thành biểu tượng của ẩm thực Hà Nội, đặc biệt là trong những ngày Tết cổ truyền.

Bún thang, món ăn thanh lịch và tinh tế, từ lâu đã trở thành biểu tượng của ẩm thực Hà Nội, đặc biệt là trong những ngày Tết cổ truyền.

Với hương vị thanh ngọt của nước dùng gà, sự đa dạng của các loại topping và cách trình bày đẹp mắt, bún thang không chỉ là món ăn mà còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực.

Với hương vị thanh ngọt của nước dùng gà, sự đa dạng của các loại topping và cách trình bày đẹp mắt, bún thang không chỉ là món ăn mà còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực.

Đây cũng là một món ăn được nhiều người Hà Nội xưa nói đùa là món ăn để mẹ chồng thử tài nàng dâu. Nàng dâu có khéo tay, có đảm đang, mới có thể nấu ra được một bát bún đánh thức vị giác.

Đây cũng là một món ăn được nhiều người Hà Nội xưa nói đùa là món ăn để mẹ chồng thử tài nàng dâu. Nàng dâu có khéo tay, có đảm đang, mới có thể nấu ra được một bát bún đánh thức vị giác.

Với món bún thang, nhiều người thường dùng sau mùng 2 Tết, khi cả nhà đã bắt đầu ngán ngẩm thịt gà, bánh chưng. Món bún thang để làm được thì cầu kỳ, nhà đông người mới làm nấu được.

Với món bún thang, nhiều người thường dùng sau mùng 2 Tết, khi cả nhà đã bắt đầu ngán ngẩm thịt gà, bánh chưng. Món bún thang để làm được thì cầu kỳ, nhà đông người mới làm nấu được.

Nhìn thì có vẻ giản đơn, thế nhưng làm sao để thái lát giò đều tay, thái miếng trứng không bị vỡ thành sợi mỏng, miếng gà xe trông ngon mắt đều đòi hỏi sự khéo tay của người đứng bếp.

Nhìn thì có vẻ giản đơn, thế nhưng làm sao để thái lát giò đều tay, thái miếng trứng không bị vỡ thành sợi mỏng, miếng gà xe trông ngon mắt đều đòi hỏi sự khéo tay của người đứng bếp.

Với thịt gà, các bà nội trợ chọn gà trống thiến hoặc gà mái đẻ rồi luộc lên lọc lấy thịt. Rau răm cũng phải được nhặt kỹ lưỡng. Phần bún phải là bún sợi nhỏ được chần sơ với nước sôi.

Với thịt gà, các bà nội trợ chọn gà trống thiến hoặc gà mái đẻ rồi luộc lên lọc lấy thịt. Rau răm cũng phải được nhặt kỹ lưỡng. Phần bún phải là bún sợi nhỏ được chần sơ với nước sôi.

Món bún thang còn được ăn với chút ruốc tôm bông được làm từ tôm he khô tạo nên hương vị hấp dẫn, tinh tế trong bát bún thang.

Món bún thang còn được ăn với chút ruốc tôm bông được làm từ tôm he khô tạo nên hương vị hấp dẫn, tinh tế trong bát bún thang.

Cái thanh của nước dùng có vị thoang thoảng của tôm, vị mặn mòi của mắm tôm, hơi cay tê của cà cuống, thi thoảng vài miếng củ cải giòn, vừa múc nước dùng vừa cảm nhận mùi thơm của bếp củi.

Cái thanh của nước dùng có vị thoang thoảng của tôm, vị mặn mòi của mắm tôm, hơi cay tê của cà cuống, thi thoảng vài miếng củ cải giòn, vừa múc nước dùng vừa cảm nhận mùi thơm của bếp củi.

Ngày nay, bún thang vẫn luôn được yêu thích và có mặt trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình Việt.

Ngày nay, bún thang vẫn luôn được yêu thích và có mặt trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình Việt.

Tuy nhiên, để phù hợp với khẩu vị của người trẻ, nhiều biến tấu mới đã được thêm vào món ăn này.

Tuy nhiên, để phù hợp với khẩu vị của người trẻ, nhiều biến tấu mới đã được thêm vào món ăn này.

Trầm Phương/Ảnh: Facebook

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/cong-dong-tre/mon-an-tet-me-chong-ha-noi-xua-thuong-dung-thu-tai-con-dau-2073815.html
Zalo