'Mỏ vàng' du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh không chỉ là hành trình tìm về cội nguồn văn hóa và tín ngưỡng, mà còn là 'mỏ vàng' giàu tiềm năng nếu được khai thác bài bản.

Sức hút từ du lịch tâm linh

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các điểm du lịch tâm linh trên cả nước trở nên nhộn nhịp khi hàng vạn du khách đổ về chiêm bái, cầu mong một năm mới bình an, may mắn.

Những ngôi chùa linh thiêng, đền thờ cổ kính và các khu di tích mang đậm tín ngưỡng dân gian như Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), đền Trần (Nam Định), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Yên Tử (Quảng Ninh), Bái Đính (Ninh Bình), chùa Tam Chúc (Hà Nam)... đều trong tình trạng đông kín người ngay từ những ngày đầu năm.

Không chỉ là dịp để hành hương, dâng hương cầu phúc, du xuân còn là cơ hội để mọi người tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử và tận hưởng không khí lễ hội đầu xuân.

Bà Nông Thu Trang, một du khách đến từ Tuyên Quang, chia sẻ với Người Đưa Tin: “Hai năm gần đây, gia đình tôi có thói quen dành 1-2 ngày đầu năm để đi lễ chùa, vãn cảnh và cầu mong một năm mới bình an, suôn sẻ.

Đây cũng là cơ hội để cả gia đình quây quần, tận hưởng không gian thanh tịnh, yên bình. Năm nay, chúng tôi chọn Yên Tử để hành hương và tìm hiểu về Phật pháp”.

Không chỉ là dịp để hành hương, dâng hương cầu phúc, du xuân còn là cơ hội để mọi người tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử và tận hưởng không khí lễ hội đầu xuân.

Không chỉ là dịp để hành hương, dâng hương cầu phúc, du xuân còn là cơ hội để mọi người tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử và tận hưởng không khí lễ hội đầu xuân.

Còn gia đình bà Thảo Hương (Hà Nội) lại có truyền thống đến Bái Đính mỗi dịp đầu xuân. Bà chia sẻ: “Đi lễ đầu năm tại Bái Đính đã trở thành thông lệ của gia đình tôi. Dù lượng khách đổ về rất đông, nhưng công tác tổ chức và phục vụ du khách đều rất chu đáo, chuyên nghiệp, tạo nên không gian hành hương trang nghiêm và văn minh.

Hệ thống hạ tầng tại đây cũng được đầu tư đồng bộ, giúp du khách không chỉ có cơ hội chiêm bái mà còn có thể kết hợp du xuân, nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe”.

Tại Hà Nội, các điểm du lịch tâm linh như đền Quán Thánh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Hương, Phủ Tây Hồ... cũng thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.

Ông Trần Thanh Bình (Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi dịp đầu năm, tôi đều dành thời gian đi lễ chùa, vừa vãn cảnh, vừa cầu mong sức khỏe, hạnh phúc và vạn sự hanh thông cho cả nhà”.

Một điểm đáng chú ý trong mùa lễ hội năm nay là tình trạng quá tải, chen lấn tại các khu di tích đã giảm đáng kể. Theo Ban Quản lý một số điểm di tích, điều này có được nhờ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về việc cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không được đi lễ hội trong giờ hành chính.

Ông Trương Tiến Hồi - Trưởng tiểu ban Quản lý di tích Phủ Tây Hồ, cho biết: “Từ đêm Giao thừa đến ngày mùng 4, mùng 5 Tết, lượng khách đổ về Phủ Tây Hồ rất lớn, có ngày lên tới 10.000 lượt người, những ngày thấp hơn cũng dao động từ 7.000-8.000 lượt.

Tuy nhiên, từ mùng 6 Âm lịch trở đi, lượng khách giảm hẳn do cán bộ, công chức, viên chức tuân thủ quy định không đi lễ trong giờ hành chính”.

Là “mỏ vàng” hút khách

Nhận thấy du lịch tâm linh là một “mỏ vàng” để thu hút du khách, nhiều địa phương đã chủ động đổi mới cách tổ chức lễ hội, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các sản phẩm văn hóa đặc sắc nhằm gia tăng sức hút cũng như tạo sự thuận tiện cho du khách.

Tại lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), bên cạnh nghi lễ truyền thống, du khách còn có cơ hội tham gia các hoạt động như thỉnh chuông, gióng trống, chúc phúc đầu năm những nghi thức mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Trong khi đó, lễ hội chùa Tam Chúc (Hà Nam) gây ấn tượng với nghi thức rước nước trang nghiêm, công phu, tái hiện không gian văn hóa Phật giáo cổ xưa. Riêng tại chùa Hương (Hà Nội), công tác tổ chức ngày càng chuyên nghiệp hơn với việc ứng dụng vé điện tử, triển khai hệ thống xe điện phục vụ nhu cầu đi lại, giúp du khách dễ dàng hành hương và vãn cảnh.

Bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, nhấn mạnh: “Hà Nội luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đổi mới sản phẩm du lịch văn hóa bằng những trải nghiệm hấp dẫn. Đồng thời, ngành du lịch cũng tăng cường tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, lịch sử tại các lễ hội và di tích".

Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch tâm linh không ngừng gia tăng, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển mạnh mẽ.

Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch tâm linh không ngừng gia tăng, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển mạnh mẽ.

Bà cũng cho biết, trong thời gian tới, du lịch Hà Nội sẽ đẩy mạnh liên kết với các tỉnh như Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Giang để hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các tour tâm linh phong phú, hấp dẫn hơn.

Nắm bắt xu hướng này, các công ty lữ hành đã nhanh chóng triển khai nhiều tour du lịch tâm linh kết hợp tham quan danh thắng, trải nghiệm văn hóa vùng miền.

Ông Nguyễn Văn Tài - CEO VietSense Travel chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu du lịch tâm linh ngày càng gia tăng, đặc biệt là sau Tết Nguyên đán. Do đó, VietSense Travel đã thiết kế hàng chục tour kết hợp hành hương, trải nghiệm lễ hội và nghỉ dưỡng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách”.

Một điểm đáng chú ý là du khách thường lựa chọn các tour du lịch tâm linh ngắn ngày, dao động từ 1 - 2 ngày. Nhiều doanh nghiệp đã thiết kế chương trình linh hoạt, với mức giá hợp lý tùy theo hành trình và phương tiện di chuyển.

Chẳng hạn: Tour Hà Nội – Tràng An (Ninh Bình): 890.000 đồng/người Tour chùa Hương (Hà Nội): Đi về trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm, giá từ 850.000 – 1,3 triệu đồng/khách (bao gồm vé thắng cảnh, thuê đò, bảo hiểm, ăn nghỉ…). Tour Hà Nội – Yên Tử (Quảng Ninh): 850.000 đồng/người .

Xu hướng phát triển và bài toán bền vững

Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch tâm linh không ngừng gia tăng, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển mạnh mẽ.

Theo các chuyên gia, Việt Nam sở hữu kho tàng di sản phong phú với hàng trăm lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng, tôn giáo, trải dài khắp cả nước và diễn ra quanh năm. Chính điều này tạo nên một nền tảng vững chắc để phát triển du lịch tâm linh.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) nhận định: “Bên cạnh nhu cầu đi lễ, vãn cảnh của người dân, du lịch tâm linh còn phản ánh sự gắn kết giữa con người với các giá trị văn hóa truyền thống.

Nếu khai thác tốt, đây sẽ là một sản phẩm du lịch có sức hút đặc biệt, không chỉ đối với khách nội địa mà còn là điểm nhấn hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc tế".

Theo các chuyên gia, muốn khai thác hiệu quả “mỏ vàng” du lịch tâm linh, các địa phương cần đầu tư một cách bài bản, nâng tầm các lễ hội và điểm đến tâm linh để tạo thương hiệu riêng.

Theo các chuyên gia, muốn khai thác hiệu quả “mỏ vàng” du lịch tâm linh, các địa phương cần đầu tư một cách bài bản, nâng tầm các lễ hội và điểm đến tâm linh để tạo thương hiệu riêng.

Tuy nhiên, để phát triển du lịch tâm linh một cách bền vững, không chỉ đơn thuần tập trung vào lợi ích kinh tế mà còn cần đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích. Đây là một thách thức không nhỏ đòi hỏi sự đầu tư bài bản và chiến lược phù hợp từ các địa phương cũng như các đơn vị lữ hành.

Theo ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Liên chi hội Lữ hành Việt Nam, muốn khai thác hiệu quả “mỏ vàng” du lịch tâm linh, các địa phương cần đầu tư một cách bài bản, nâng tầm các lễ hội và điểm đến tâm linh để tạo thương hiệu riêng.

Không chỉ tập trung vào mùa cao điểm dịp đầu năm, ông cho rằng cần đẩy mạnh truyền thông cho các lễ hội diễn ra vào mùa hè, mùa thu để kéo dài thời gian thu hút khách du lịch.

Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn lực, ông Thắng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia tăng trải nghiệm du lịch.

“Các địa phương cần khai thác sâu hơn những giá trị văn hóa bản địa, hướng du khách đến với tinh thần ‘chân – thiện – mỹ’ thông qua các hoạt động thực hành tín ngưỡng dân gian”, ông chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Lê Hồng Thái - Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist (Tổng công ty Du lịch Hà Nội) cho biết xu hướng của du khách khi hành hương là đi lễ tại nhiều điểm khác nhau thay vì chỉ dừng chân ở một nơi.

Vì vậy, để nâng cao trải nghiệm, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với nhau cũng như với các doanh nghiệp lữ hành để xây dựng các tour du lịch tâm linh liên kết, có lộ trình hợp lý, nội dung hấp dẫn, giúp du khách có những hành trình trọn vẹn, ý nghĩa.

Ma Thị Kim Thoa

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/mo-vang-du-lich-tam-linh-204250214115308426.htm
Zalo