Mở rộng diện được hỗ trợ, bổ sung các biện pháp hỗ trợ nạn nhân mua bán người

Cuối buổi sáng 28-11, với 454/455 đại biểu (ĐB) tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số ĐB, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Luật gồm 8 chương, 63 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Ảnh: QUANG PHÚC

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Ảnh: QUANG PHÚC

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

 Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo. Ảnh: QUANG PHÚC

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo. Ảnh: QUANG PHÚC

Dự thảo luật này tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi của nạn nhân và cung cấp cho họ những hỗ trợ cần thiết để phục hồi cuộc sống. Các biện pháp hỗ trợ cụ thể bao gồm hỗ trợ về vật chất; hỗ trợ chi phí đi lại, liên lạc và các chi phí khác liên quan đến việc trở về nhà; hỗ trợ tài chính để bắt đầu lại cuộc sống; hỗ trợ y tế; hỗ trợ pháp lý; hỗ trợ tâm lý…

 Kết quả biểu quyết. Ảnh: QUANG PHÚC

Kết quả biểu quyết. Ảnh: QUANG PHÚC

Một điểm mới quan trọng được bổ sung trong dự thảo luật là mở rộng đối tượng được hỗ trợ (không chỉ tập trung vào nạn nhân là công dân Việt Nam mà còn mở rộng đến cả người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam). Cùng với đó, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hỗ trợ tâm lý, dự thảo luật đã dành nhiều nguồn lực hơn cho lĩnh vực này. Dự thảo cũng có những quy định cụ thể về việc hỗ trợ trẻ em đi cùng nạn nhân, đảm bảo quyền lợi của trẻ em.

ANH PHƯƠNG

Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn/mo-rong-dien-duoc-ho-tro-bo-sung-cac-bien-phap-ho-tro-nan-nhan-mua-ban-nguoi-post770456.html
Zalo