Mở mộ cổ nhà Thương, sốc nặng thấy chất lỏng bí hiểm trong bình

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chiếc bình bằng đồng có chứa chất lỏng bí ẩn được tìm thấy trong một ngôi mộ thời nhà Thương được xác định là rượu chưng cất. Thành phần của loại rượu hơn 3.000 tuổi này gồm nước, ethanol, ethyl acetate.

Vào năm 2010, các chuyên gia phát hiện một ngôi mộ thời nhà Thương tại Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc. Trong số các hiện vật được tìm thấy bên trong mộ cổ, họ chú ý đến một chiếc bình bằng đồng có chứa chất lỏng bí ẩn. Nghiên cứu gần đây xác nhận chất lỏng trong bình chính là rượu chưng cất niên đại hơn 3.000 năm tuổi. Ảnh: The Archaeology Institute of Jinan City.

Vào năm 2010, các chuyên gia phát hiện một ngôi mộ thời nhà Thương tại Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc. Trong số các hiện vật được tìm thấy bên trong mộ cổ, họ chú ý đến một chiếc bình bằng đồng có chứa chất lỏng bí ẩn. Nghiên cứu gần đây xác nhận chất lỏng trong bình chính là rượu chưng cất niên đại hơn 3.000 năm tuổi. Ảnh: The Archaeology Institute of Jinan City.

Khám phá này cho thấy lịch sử sản xuất rượu ở Trung Quốc sớm hơn suy nghĩ trước đây hơn một thiên niên kỷ. Ảnh: The Archaeology Institute of Jinan City.

Khám phá này cho thấy lịch sử sản xuất rượu ở Trung Quốc sớm hơn suy nghĩ trước đây hơn một thiên niên kỷ. Ảnh: The Archaeology Institute of Jinan City.

Theo các chuyên gia, chiếc bình đựng rượu chưng cất ở trong tình trạng khá tốt. Hiện vật có hình con cú với niên đại từ thời nhà Thương (khoảng năm 1600 trước Công nguyên đến năm 1046 trước Công nguyên). Ảnh: Public Domain.

Theo các chuyên gia, chiếc bình đựng rượu chưng cất ở trong tình trạng khá tốt. Hiện vật có hình con cú với niên đại từ thời nhà Thương (khoảng năm 1600 trước Công nguyên đến năm 1046 trước Công nguyên). Ảnh: Public Domain.

Vào thời điểm được đặt trong mộ, chiếc bình được bịt kín. Dù vậy, trải qua hàng ngàn năm, cổ vật bằng đồng này bị rỉ sét khi chôn vùi dưới đất. Rỉ sét khiến nắp bình dính chặt với thân, giúp ngăn sự bay hơi của chất lỏng bên trong. Ảnh: Wikimedia Commons.

Vào thời điểm được đặt trong mộ, chiếc bình được bịt kín. Dù vậy, trải qua hàng ngàn năm, cổ vật bằng đồng này bị rỉ sét khi chôn vùi dưới đất. Rỉ sét khiến nắp bình dính chặt với thân, giúp ngăn sự bay hơi của chất lỏng bên trong. Ảnh: Wikimedia Commons.

Các nhà nghiên cứu không mở nắp chiếc bình ngay vì sợ làm hư hỏng cổ vật. Sau khi tìm ra phương án khả thi, họ đã mở chiếc bình cổ đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Tế Nam và lấy mẫu chất lỏng. Ảnh: ck12.org.

Các nhà nghiên cứu không mở nắp chiếc bình ngay vì sợ làm hư hỏng cổ vật. Sau khi tìm ra phương án khả thi, họ đã mở chiếc bình cổ đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Tế Nam và lấy mẫu chất lỏng. Ảnh: ck12.org.

Mẫu chất lỏng được chuyển đến Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Quốc tế về Khảo cổ học Môi trường và Xã hội thuộc Đại học Sơn Đông để các chuyên gia kiểm tra, phân tích tình hình. Ảnh: englishpluspodcast.

Mẫu chất lỏng được chuyển đến Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Quốc tế về Khảo cổ học Môi trường và Xã hội thuộc Đại học Sơn Đông để các chuyên gia kiểm tra, phân tích tình hình. Ảnh: englishpluspodcast.

Kết quả kiểm tra, phân tích mẫu nước trong bình cổ hơn 3.000 tuổi chỉ ra các thành phần gồm: nước, ethanol, ethyl acetate và một số thành phần khác. Phát hiện này cho thấy đây là một loại rượu chưng cất. Ảnh: sesamedisk.

Kết quả kiểm tra, phân tích mẫu nước trong bình cổ hơn 3.000 tuổi chỉ ra các thành phần gồm: nước, ethanol, ethyl acetate và một số thành phần khác. Phát hiện này cho thấy đây là một loại rượu chưng cất. Ảnh: sesamedisk.

Khám phá mới cũng đồng nghĩa với việc đây là loại rượu lâu đời nhất từng được tìm thấy ở Trung Quốc. Ảnh: worldhistory.

Khám phá mới cũng đồng nghĩa với việc đây là loại rượu lâu đời nhất từng được tìm thấy ở Trung Quốc. Ảnh: worldhistory.

Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/mo-mo-co-nha-thuong-soc-nang-thay-chat-long-bi-hiem-trong-binh-2075820.html
Zalo