Lý do lượng khách đi hội chùa Hương 2025 giảm so với cùng kỳ năm ngoái

Lễ hội chùa Hương 2025 (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã chính thức khai hội vào mùng 6 Tết (3/2), tuy nhiên lượng khách đến đây thưa vắng hơn so với mọi năm.

 Du khách đi đò trên suối Yến (chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội)

Du khách đi đò trên suối Yến (chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội)

Chùa Hương khai hội vào ngày đầu tiên người dân đi làm sau kỳ nghỉ Tết kéo dài nên bến thuyền, động Hương Tích thưa vắng khách.

Chùa Hương khai hội vào ngày đầu tiên người dân đi làm sau kỳ nghỉ Tết kéo dài nên bến thuyền, động Hương Tích thưa vắng khách.

Ông Tuấn Anh, đại diện Ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương, cho biết, số lượng khách trong ngày mùng 6 Tết là hơn 15.500 lượt người, mùng 7 Tết là gần 14.000 lượt người, mùng 8 Tết (tức ngày 5/2 dương lịch) là hơn 18.500 lượt người. Tổng lượt khách đến thời điểm này là hơn 135.000 lượt người.

Ông Tuấn Anh, đại diện Ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương, cho biết, số lượng khách trong ngày mùng 6 Tết là hơn 15.500 lượt người, mùng 7 Tết là gần 14.000 lượt người, mùng 8 Tết (tức ngày 5/2 dương lịch) là hơn 18.500 lượt người. Tổng lượt khách đến thời điểm này là hơn 135.000 lượt người.

"So với cùng kỳ năm ngoái, lượng khách giảm hơn 3,2 vạn người. Nguyên nhân là do lễ hội tổ chức vào đúng dịp người dân đi làm trở lại sau dịp nghỉ Tết, một phần do suy thoái kinh tế và do ảnh hưởng của bão lũ trong năm 2024”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

"So với cùng kỳ năm ngoái, lượng khách giảm hơn 3,2 vạn người. Nguyên nhân là do lễ hội tổ chức vào đúng dịp người dân đi làm trở lại sau dịp nghỉ Tết, một phần do suy thoái kinh tế và do ảnh hưởng của bão lũ trong năm 2024”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Tại 10 khu vực bến đò trên suối Yến, không còn cảnh ùn tắc, quá tải như những năm trước. Nhiều thuyền, đò neo đậu cả ngày chưa đến lượt.

Tại 10 khu vực bến đò trên suối Yến, không còn cảnh ùn tắc, quá tải như những năm trước. Nhiều thuyền, đò neo đậu cả ngày chưa đến lượt.

"Có lúc chúng tôi phải chờ 2-3 ngày mới đến lượt nhận chuyến, mỗi chuyến trung bình cả đi cả về mất khoảng 4-5 tiếng, tiền công dao động hơn 400.000 đồng”, lái đò Nguyễn Thị Vang chia sẻ.

"Có lúc chúng tôi phải chờ 2-3 ngày mới đến lượt nhận chuyến, mỗi chuyến trung bình cả đi cả về mất khoảng 4-5 tiếng, tiền công dao động hơn 400.000 đồng”, lái đò Nguyễn Thị Vang chia sẻ.

Điểm mới của năm nay so với năm ngoái là vé đò và vé thăm quan tích hợp làm một. Giá vé lượt vào lượt ra đối với người lớn là 230.000 đồng, đối với trẻ em (dưới 1,2m) là 65.000 đồng.

Điểm mới của năm nay so với năm ngoái là vé đò và vé thăm quan tích hợp làm một. Giá vé lượt vào lượt ra đối với người lớn là 230.000 đồng, đối với trẻ em (dưới 1,2m) là 65.000 đồng.

Theo lộ trình di chuyển, du khách sẽ dừng ở 2 điểm: đền Trình, bền thuyến chùa Thiên Trù. Trong ảnh là bến thuyền trước đền Trình.

Theo lộ trình di chuyển, du khách sẽ dừng ở 2 điểm: đền Trình, bền thuyến chùa Thiên Trù. Trong ảnh là bến thuyền trước đền Trình.

Du khách dâng hương ở đền Trình - nơi thờ vị tướng có công đánh giặc Ân dưới cờ Đức Thánh Gióng.

Thuyền, đò chở khách trên suối Yến hướng vào chùa Thiên Trù, động Hương Tích thưa vắng hơn mọi năm. Như vậy cũng thuận tiện cho du khách tham quan, vãn cảnh, lễ Phật.

Thuyền, đò chở khách trên suối Yến hướng vào chùa Thiên Trù, động Hương Tích thưa vắng hơn mọi năm. Như vậy cũng thuận tiện cho du khách tham quan, vãn cảnh, lễ Phật.

Lượng khách tập trung vào buổi sáng, càng về chiều tối càng thưa vắng. Chùa Hương mở cửa đón khách từ 4h30 sáng cho tới 20h tối cùng ngày. Trong ảnh là bến thuyền trước chùa Thiên Trù.

Lượng khách tập trung vào buổi sáng, càng về chiều tối càng thưa vắng. Chùa Hương mở cửa đón khách từ 4h30 sáng cho tới 20h tối cùng ngày. Trong ảnh là bến thuyền trước chùa Thiên Trù.

Khách qua trạm kiểm soát vé để lên chùa Thiên Trù.

Khách qua trạm kiểm soát vé để lên chùa Thiên Trù.

Cùng với chùa Thiên Trù, quần thể di tích lớn nhất Quốc gia này bao gồm phức hệ núi non, hang động, thảm thực vật, thủy văn, hệ động vật và hệ thống đình, đền, tự viện Phật giáo (18 ngôi chùa) nằm quanh dãy núi Hương Sơn.

Cùng với chùa Thiên Trù, quần thể di tích lớn nhất Quốc gia này bao gồm phức hệ núi non, hang động, thảm thực vật, thủy văn, hệ động vật và hệ thống đình, đền, tự viện Phật giáo (18 ngôi chùa) nằm quanh dãy núi Hương Sơn.

Du khách dâng lễ, tham quan tại chùa Thiên Trù.

Sau khi tham quan chùa Thiên Tù để lên động Hương Tích du khách có 2 lựa chọn. Một là đi bộ 4km, qua rất nhiều bậc đá, đường dốc, khó đi.

Sau khi tham quan chùa Thiên Tù để lên động Hương Tích du khách có 2 lựa chọn. Một là đi bộ 4km, qua rất nhiều bậc đá, đường dốc, khó đi.

Nhiều người phải mua gậy tre để dễ di chuyển.

Nhiều người phải mua gậy tre để dễ di chuyển.

Lựa chọn thứ hai là di chuyển bằng cáp treo. Vé khứ hồi là 260.000 đồng/người lớn, 180.000 đồng/trẻ em và người được ưu tiên. Giá đi một lượt là 180.000 đồng/người lớn, 120.000 đồng/trẻ em và người ưu tiên.

Khu vực viết sớ, bán đồ lễ trước cửa động Hương Tích thưa thớt vắng người.

Khu vực viết sớ, bán đồ lễ trước cửa động Hương Tích thưa thớt vắng người.

Động Hương Tích - nơi trung tâm của quần thể Chùa Hương - được cho là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã tu hành để đạt tới giác ngộ. Đây là lý do chính khiến ngôi chùa trở thành trung tâm tín ngưỡng Phật giáo quan trọng, thu hút hàng triệu Phật tử đến hành hương mỗi năm.

Động Hương Tích - nơi trung tâm của quần thể Chùa Hương - được cho là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã tu hành để đạt tới giác ngộ. Đây là lý do chính khiến ngôi chùa trở thành trung tâm tín ngưỡng Phật giáo quan trọng, thu hút hàng triệu Phật tử đến hành hương mỗi năm.

Nơi đây mọi năm thường tập trung đông đảo người dân, khách thập vương thăm viếng. Nhưng năm nay, người dân đến tham quan, viếng lễ khá thuận lợi. Không còn phải chen chúc, chật vật di chuyển khi vào động.

Nơi đây mọi năm thường tập trung đông đảo người dân, khách thập vương thăm viếng. Nhưng năm nay, người dân đến tham quan, viếng lễ khá thuận lợi. Không còn phải chen chúc, chật vật di chuyển khi vào động.

Du khách, phật tử cùng các tăng sĩ dâng lễ, khấn cầu.

Du khách, phật tử cùng các tăng sĩ dâng lễ, khấn cầu.

Bé trai thả chim phóng sinh trước cửa động Hương Tích với mong muốn cầu bình an, mạnh khỏe, học giỏi.

Bé trai thả chim phóng sinh trước cửa động Hương Tích với mong muốn cầu bình an, mạnh khỏe, học giỏi.

“Như thường lệ hàng năm, tôi cùng gia đình thường đến tham quan, vãn cảnh, dâng lễ tại chùa Hương. Năm nay, tôi thấy vắng hơn mọi năm trước, công tác tổ chức chỉn chu hơn, chúng tôi di chuyển khá thuận lợi”, chị Nguyễn Mai Hoàng Anh (bên phải, 23 tuổi, trú tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên) chia sẻ

“Như thường lệ hàng năm, tôi cùng gia đình thường đến tham quan, vãn cảnh, dâng lễ tại chùa Hương. Năm nay, tôi thấy vắng hơn mọi năm trước, công tác tổ chức chỉn chu hơn, chúng tôi di chuyển khá thuận lợi”, chị Nguyễn Mai Hoàng Anh (bên phải, 23 tuổi, trú tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên) chia sẻ

“Chúng tôi thường hướng dẫn các phật tử đầu xuân đi thăm viếng chùa Hương, nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã tu hành để đạt tới giác ngộ. Nhìn chung, bến đò, đường sá, các điểm di tích trong quần thể năm nay khá vắng vẻ, mọi người đều cảm thấy hân hoan, bình an khi hành hương về đây”, sư cô Thích Nữ Diệu Thảo, trụ chì chùa Bút Phong (xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam) chia sẻ.

“Chúng tôi thường hướng dẫn các phật tử đầu xuân đi thăm viếng chùa Hương, nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã tu hành để đạt tới giác ngộ. Nhìn chung, bến đò, đường sá, các điểm di tích trong quần thể năm nay khá vắng vẻ, mọi người đều cảm thấy hân hoan, bình an khi hành hương về đây”, sư cô Thích Nữ Diệu Thảo, trụ chì chùa Bút Phong (xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam) chia sẻ.

Chùa Hương (Hương Sơn) là quần thể văn hóa, tôn giáo hàng đầu tại Việt Nam. Theo cố Hòa thượng Thích Viên Thành, quần thể thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền, chùa, hang động, nếu có đủ thời gian phải đi 3 ngày mới hết. Phật thoại truyền rằng, công chúa Diệu Thiện đã tu hành 9 năm và thành đạo quả ở động này nên đặt tên là động Hương Tích (dấu vết thơm hương).

Chùa Hương (Hương Sơn) là quần thể văn hóa, tôn giáo hàng đầu tại Việt Nam. Theo cố Hòa thượng Thích Viên Thành, quần thể thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền, chùa, hang động, nếu có đủ thời gian phải đi 3 ngày mới hết. Phật thoại truyền rằng, công chúa Diệu Thiện đã tu hành 9 năm và thành đạo quả ở động này nên đặt tên là động Hương Tích (dấu vết thơm hương).

Lễ hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2/2025 đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng 4 năm Ất Tỵ). Năm nay, lễ hội chùa Hương có chủ đề "Lễ hội chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”. Điểm nổi bật của lễ hội chùa Hương năm 2025 là Ban tổ chức tiếp tục tập trung đổi mới công tác tổ chức lễ hội với mục tiêu hướng đến khẳng định chùa Hương là điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Lễ hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2/2025 đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng 4 năm Ất Tỵ). Năm nay, lễ hội chùa Hương có chủ đề "Lễ hội chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”. Điểm nổi bật của lễ hội chùa Hương năm 2025 là Ban tổ chức tiếp tục tập trung đổi mới công tác tổ chức lễ hội với mục tiêu hướng đến khẳng định chùa Hương là điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/ly-do-luong-khach-di-hoi-chua-huong-2025-giam-so-voi-cung-ky-nam-ngoai-20250205172411282.htm
Zalo