Lý do hệ thống tên lửa phòng không Viking và Vityaz của Nga có tiềm năng xuất khẩu?
Nhiều quốc gia có thể đang quan tâm đến các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến Viking và S-350E Vityaz, tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga Rosoboronexport khẳng định.
Thời gian qua, Rosoboronexport đã đưa Viking và Vityazđi giới thiệu tại một số sự kiện công nghiệp quốc phòng ở nước ngoài. Gần đây nhất, chúng cũng có mặt ở Triển lãm công nghệ quốc phòng quốc tế ArmHaytek-2022 tại thủ đô Yerevan (Armenia) vào đầu năm nay.
Hệ thống Viking - “Chiến binh” thực thụ
Thực chất Viking chính là phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng thủ Buk-M3 trong gia đình Buk trứ danh được thiết kế và phát triển bởi tổ hợp thiết kế Almaz-Antey của Nga.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, Buk-M3 hoạt động trong biên chế quân đội Nga vào đầu năm 2016. Trong khi đó, Rosoboronexport bắt đầu xúc tiến quảng bá Viking từ năm 2019, nhất là màn ra mắt tại Diễn đànKỹ thuậtQuân sự Quốc tế- Army 2019.
So với phiên bản Buk-M2 trước đây, Viking/Buk-M3 trang bị hệ thống máy tính hoàn toàn mới, kèm theo đó là hệ thống dữ liệu khổng lồ được truyền tốc độ cao và khả năng phân tích, tính toán tốt hơn nhiều. Ngoài ta, một trong những điểm khác biệt dễ nhận ra nhất ở Viking/Buk-M3 so với các phiên bản trước là tên lửa được đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quản, qua đó giúp cải thiện tuổi thọ cho tên lửa cũng như tăng cường mức độ an toàn.
Viking được đặt trên xe bánh xích 9А317МE TELAR mang theo một radar mạng pha đa chức năng cùng 6 ống phóng tên lửa 9M317Mcó tầm bắn hiệu quả 65km và độ cao tối đa 25km. Đạn 9M317M sử dụng nhiên liệu rắn, tốc độ tối đa 3.000m/s (tương đương gần Mach 10), đầu đạn nặng 62kg áp dụng phương thức nổ cận đích và tạo chùm mảnh định hướng. Tên lửa được lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm chế độ quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến ở pha giữa và radar di động doppler chủ động ở pha cuối trong hành trình bay. Một tiểu đoàn Viking bao gồm 6 xe phóng, có thể cùng lúc theo dõi và tiêu diệt 36 mục tiêu, và 12 xe phóng chấp hành-tiếp đạn 9A316M mang tới 12 tên lửa.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng cung cấp cho khách hàng nước ngoài một tùy chọn khác là xe bánh xích 9A383E TELAR mang 4 tên lửa 9M83ME với khả năng vươn tới khoảng cách 100km và độ cao 40km.
Viking/Buk-M3 được thiết kế để bảo vệ lực lượng mặt đất, cơ sở hạ tầng khỏi các tên lửa hành trình, bom chính xác, máy bay cánh quạt và cánh cố định, máy bay chiến đấu, máy bay không người lái. Đặc biệt, nếu kết nối với các phương tiện cảnh báo sớm trên không khác, hệ thống còn có khả năng đối phó với cả máy bay tàng hình tối tân và đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật. Hiệu suất tiêu diệt mục tiêu bay của loại tên lửa thế hệ mới này được các chuyên gia Nga công bố là lên đến 99%. Ngoài ra, nó có khả năng tấn công linh hoạt các mục tiêu từ mặt đất, trên không và trên biển.
Hệ thống Vityaz - “Mảnh ghép hoàn hảo” của lưới lửa phòng không
Cũng là một sản phẩm của nhàsản xuấtquốc phòngAlmaz-Antey, Vityaz được đưa vào biên chế trong các lực lượng vũ trang Nga từ năm 2019 nhằm thay thế một số biến thể đời đầu của hệ thống S-300P như S-300PT hay S-300PS.
Mỗi tổ hợp chiến đấu của Vityaz gồm 1 xe chỉ huy-điều khiển 50K6E, 1-2 xe radar đa chức năng 50N6E và 1-8 xe mang phóng tự hành 50P6E (mỗi xe mang tới 12 quả đạn). Do vậy, một tiểu đoàn Vityaz hoàn chỉnh sẽ có 8 xe mang phóng tự hành với tổng lượng đạn có thể lên tới 96 quả. Với đạn tên lửa tầm ngắn 9M100E và tầm trung 9M96E2, Vityaz không cần các hệ thống phòng không tầm gần bảo vệ hoặc phối hợp tác chiến vì nó hoàn toàn có khả năng độc lập đối phó với nhiều mối đe dọa từ trên không.
Xe phóng mang 12 tên lửa của hệ thốngVityaz. Ảnh: RecoMonkey
Đáng chú ý, Vityaz được trang bị radar mảng pha hiện đại 97L6E để cảnh giới, bắt bám máy bay hay tên lửa địch và tầm soát không gian 360 độ (trong khi đối thủ đáng gờm nhất là hệ thống Patriot của Mỹ chỉ quét được 180 độ) với mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400km và độ cao 100km. Mỗi radar có 8 kênh chỉ thị thông tin mục tiêu và 16 kênh điều khiển tên lửa, cho phép nó có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu, dẫn bắn 16 tên lửa tấn công đồng loạt 8 mục tiêu bay trong cùng một thời điểm.
Tính riêng trong quân đội Nga, Vityaz đóng vai trò là một phần của mạng lưới phòng không mới của Moscow bên cạnh S-500 và Buk-M3, cũng như là sự bổ trợ vô cùng quan trọng cho các hệ thống tầm xa S-300V4, S-400 và S-500 - những phương tiện được cho là sẽ trở thành mục tiêu mà đối phương ưu tiên phá hủy nếu xảy ra xung đột.
Trong khi đó, Tổng biên tập tạp chí Arms Export (Nga) Andrei Frolov đánh giá Vityaz sẽ rất “đắt hàng” khi cạnh tranh cùng dòng tên lửa Buk trên thị trường xuất khẩu. Theo chuyên gia này, Vityaz là một tổ hợp hoàn toàn mới, không phải được nâng cấp hay hiện đại hóa từ bất cứ hệ thống tên lửa nào từng có từ thời Liên Xô. Nhờ đó, Vityaz sẽ vượt trội các tổ hợp tên lửa trước đó, kể cả Buk-M3 vừa mới được hoàn thiện gần đây. Đồng thời, chúng rẻ hơn đáng kể so với S-400, cho nên chắc chắn sẽ rất hấp dẫn đối với khách hàng nước ngoài muốn xây dựng mạng lưới phòng không đa tầng, đa lớp và uy lực nhưng lại không đủ tiềm lực tài chính để trang bị S-400.