Lực lượng vũ trang qua những tác phẩm mỹ thuật ấn tượng

200 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc về lực lượng vũ trang Việt Nam của 193 họa sĩ, nhà điêu khắc sáng tác trong giai đoạn 2019 - 2024 ra mắt công chúng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sáng 15/11.

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng (2019 - 2024).

Sự kiện giới thiệu tới công chúng 200 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc tiêu biểu của 193 họa sĩ, nhà điêu khắc.

Các tác phẩm phản ánh về truyền thống đánh giặc giữ nước qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam; ca ngợi tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; nêu bật hình tượng Bộ đội cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hình ảnh người chiến sĩ hôm nay trong xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trước đó, BTC đã nhận được 644 tác phẩm của 407 tác giả trên khắp tỉnh, thành gửi về tham dự (tăng 150 tác phẩm so với giai đoạn 2014 - 2019). Các tác phẩm giới thiệu tại triển lãm sẽ được Hội đồng xét giải thưởng mỹ thuật đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng 5 năm (2021 - 2025) của Bộ Quốc phòng chấm, chọn, đề xuất xét giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài này.

Dưới đây là một số tác phẩm tại triển lãm:

Tác phẩm "Những cung đường huyền thoại" của tác giả Kiều Ngọc Hải (Hà Nội).

Tác phẩm "Những cung đường huyền thoại" của tác giả Kiều Ngọc Hải (Hà Nội).

"Vượt sông" của Nguyễn Vĩnh Minh (Thái Bình).

"Vượt sông" của Nguyễn Vĩnh Minh (Thái Bình).

"Nơi đảo xa" của Trần Đức Lợi (Hà Nội).

"Nơi đảo xa" của Trần Đức Lợi (Hà Nội).

"Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền" của Phạm Thị Hồng Xuyến (Bình Dương).

"Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền" của Phạm Thị Hồng Xuyến (Bình Dương).

"Những cánh bay canh trời" của Phạm Ngọc Doanh (Hà Nội).

"Những cánh bay canh trời" của Phạm Ngọc Doanh (Hà Nội).

"Khát vọng vươn cao" của Trần Văn Thăng (Nam Định).

"Khát vọng vươn cao" của Trần Văn Thăng (Nam Định).

"Giữ biển quê hương" của Trương Minh Dự (Quảng Trị).

"Giữ biển quê hương" của Trương Minh Dự (Quảng Trị).

"Mặt đất và bầu trời" của Ngân Chài (Hà Nội).

"Mặt đất và bầu trời" của Ngân Chài (Hà Nội).

"Những bông hoa thép" của Lê Hoàng Anh (Hà Nội).

"Những bông hoa thép" của Lê Hoàng Anh (Hà Nội).

"Em bé Napalm" của Nguyễn Thái Thăng (Hà Nội).

"Em bé Napalm" của Nguyễn Thái Thăng (Hà Nội).

"Tiềm nhập" của Mai Xuân Chung (Hà Nội).

"Tiềm nhập" của Mai Xuân Chung (Hà Nội).

"Biển sáng" của Phan Thái Hoàng (Cà Mau).

"Biển sáng" của Phan Thái Hoàng (Cà Mau).

Tác phẩm điêu khắc "Xuyên tâm" của Nguyễn Kim Xuân (Hà Nội).

Tác phẩm điêu khắc "Xuyên tâm" của Nguyễn Kim Xuân (Hà Nội).

"Con tiễn chân cha, vợ tiễn chân chồng" của Kim Văn Tiến (Vĩnh Phúc).

"Con tiễn chân cha, vợ tiễn chân chồng" của Kim Văn Tiến (Vĩnh Phúc).

"Chiến sĩ Điện Biên Phủ" của Nguyễn Văn Lưu (Vĩnh Phúc).

"Chiến sĩ Điện Biên Phủ" của Nguyễn Văn Lưu (Vĩnh Phúc).

Hoàng Hà

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/luc-luong-vu-trang-qua-nhung-tac-pham-my-thuat-an-tuong-2342246.html
Zalo