Loạt vũ khí hiện đại Việt Nam 'trình làng' tại triển lãm Quốc phòng 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Việt Nam có sự góp mặt, trình diện của 69 chủng loại khí tài, vũ khí của 77 đơn vị

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được tổ chức từ ngày 19 đến 22-12 tại Sân bay Gia Lâm (TP Hà Nội). Triển lãm lần này được Bộ Quốc phòng tổ chức với quy mô lớn hơn rất nhiều cả về diện tích lẫn số lượng khách mời so với lần 1 năm 2022.

Hàng loạt vũ khí hiện đại được trưng bày tại triển lãm

Hàng loạt vũ khí hiện đại được trưng bày tại triển lãm

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày sản phẩm quốc phòng của 242 đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Trong đó có nhiều đơn vị, tập đoàn quốc phòng nổi tiếng đến từ các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, phát triển như Nga, Ấn Độ, Israel, Trung Quốc, Mỹ…

Đặc biệt, dịp này Việt Nam có sự góp mặt, trình diện của 69 chủng loại khí tài, vũ khí của 77 đơn vị, là sản phẩm của "tự chủ công nghiệp quốc phòng" như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), các nhà máy Z111, Z113, Z131, Z175, các công ty thành viên thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, các công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng…

Tạo điểm nhấn ngay cổng vào triển lãm là 2 tên lửa đạn đạo Scud-B do Liên Xô chế tạo có trong biên chế pháo binh Việt Nam

Tạo điểm nhấn ngay cổng vào triển lãm là 2 tên lửa đạn đạo Scud-B do Liên Xô chế tạo có trong biên chế pháo binh Việt Nam

Loạt vũ khí lục quân với các tổ hợp pháo tự hành 152 mm, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK,T-54; cặp tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud-B; xe chiến đấu bộ binh XCB-01 do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo; tổ hợp tên lửa phòng không Spyder hay vũ khí phòng không, radar cảnh giới do Viettel phát triển… là một loạt trang bị, khí tài quân sự thuộc biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam đang được trưng bày tại khu vực ngoài trời Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024.

Tổ hợp phòng không tầm trung SPYDER do Israel chế tạo, sử dụng tên lửa tầm nhiệt Python-5 và tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động Derby, có khả năng phản ứng nhanh và cơ động cao, có thể phát hiện, tiêu diệt mục tiêu như máy bay có người lái và không người lái (UAV), trực thăng và tên lửa hành trình.

Tổ hợp phòng không tầm trung SPYDER do Israel chế tạo, sử dụng tên lửa tầm nhiệt Python-5 và tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động Derby, có khả năng phản ứng nhanh và cơ động cao, có thể phát hiện, tiêu diệt mục tiêu như máy bay có người lái và không người lái (UAV), trực thăng và tên lửa hành trình.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM "Pechora-2TM" (C125- 2TM) được thiết kế với khả năng tiêu diệt mục tiêu bay trong mọi điều kiện nhiễu, đồng thời có thể tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước trong một số tình huống.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM "Pechora-2TM" (C125- 2TM) được thiết kế với khả năng tiêu diệt mục tiêu bay trong mọi điều kiện nhiễu, đồng thời có thể tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước trong một số tình huống.

Tổ hợp tên lửa bờ РЕДУТ-М được dùng để tiêu diệt các tàu mặt nước, phương tiện vận tải trên biển và công trình trên đảo, ven bờ biển. Hệ thống tên lửa có tầm bắn lên đến 300 km với độ cao hành trình 7.000 m; có thể mang tên lửa chiều dài 9,8 m và khối lượng trên 4 tấn. Bệ phóng tự hành СПУ-35БЭ có tổng khối lượng 21 tấn, dài 13,75 m; rộng 2,86 m và cao 3,63 m. Độ cao đặt bệ phóng là 1.000 m so với mực nước biển.

Tổ hợp tên lửa bờ РЕДУТ-М được dùng để tiêu diệt các tàu mặt nước, phương tiện vận tải trên biển và công trình trên đảo, ven bờ biển. Hệ thống tên lửa có tầm bắn lên đến 300 km với độ cao hành trình 7.000 m; có thể mang tên lửa chiều dài 9,8 m và khối lượng trên 4 tấn. Bệ phóng tự hành СПУ-35БЭ có tổng khối lượng 21 tấn, dài 13,75 m; rộng 2,86 m và cao 3,63 m. Độ cao đặt bệ phóng là 1.000 m so với mực nước biển.

Một số loại xe tăng và xe chiến đấu bộ binh

Một số loại xe tăng và xe chiến đấu bộ binh

Xe tăng chỉ huy T-90SK

Xe tăng chỉ huy T-90SK

Mẫu xe chiến đấu bộ binh XCB-01 do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam nghiên cứu, phát triển và chế tạo.

Mẫu xe chiến đấu bộ binh XCB-01 do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam nghiên cứu, phát triển và chế tạo.

Tổ hợp radar phòng không tầm trung 3D VRS-MSSS trang bị cho Phòng không do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel sản xuất.

Tổ hợp radar phòng không tầm trung 3D VRS-MSSS trang bị cho Phòng không do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel sản xuất.

Một số ngư lôi chống hạm do Việt Nam sản xuất

Một số ngư lôi chống hạm do Việt Nam sản xuất

Nguyễn Hưởng

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/loat-vu-khi-hien-dai-viet-nam-trinh-lang-tai-trien-lam-quoc-phong-2024-196241218113356038.htm
Zalo