Loài vật kỳ lạ giao tiếp giống hệt người, chuyên gia bối rối

Theo nghiên cứu mới công bố, đười ươi hoang dã giao tiếp với độ phức tạp nhiều lớp - đặc điểm trước đây được cho là chỉ có ở con người.

Các nhà khoa học Đại học Warwick (Anh) mới công bố nghiên cứu quan trọng khi phát hiện đười ươi hoang dã giao tiếp với độ phức tạp nhiều lớp - đặc điểm trước đây được cho là duy nhất ở con người, cho thấy khả năng này có nguồn gốc tiến hóa lâu đời hơn nhiều so với nhận định trước đây. Ảnh: Ancient Origins.

Các nhà khoa học Đại học Warwick (Anh) mới công bố nghiên cứu quan trọng khi phát hiện đười ươi hoang dã giao tiếp với độ phức tạp nhiều lớp - đặc điểm trước đây được cho là duy nhất ở con người, cho thấy khả năng này có nguồn gốc tiến hóa lâu đời hơn nhiều so với nhận định trước đây. Ảnh: Ancient Origins.

Đệ quy là sự lặp lại các yếu tố ngôn ngữ theo cách lồng ghép để tạo thành một cụm từ dễ hiểu được. Đặc điểm này từ lâu được coi là đặc trưng độc đáo, chỉ có ở giao tiếp của con người. Giống như những con búp bê Nga lồng vào nhau, sức mạnh của đệ quy cho phép kết hợp một tập hợp hữu hạn các yếu tố để truyền đạt vô số thông điệp với độ phức tạp ngày càng tăng. Ảnh: G Avery/Public Domain.

Đệ quy là sự lặp lại các yếu tố ngôn ngữ theo cách lồng ghép để tạo thành một cụm từ dễ hiểu được. Đặc điểm này từ lâu được coi là đặc trưng độc đáo, chỉ có ở giao tiếp của con người. Giống như những con búp bê Nga lồng vào nhau, sức mạnh của đệ quy cho phép kết hợp một tập hợp hữu hạn các yếu tố để truyền đạt vô số thông điệp với độ phức tạp ngày càng tăng. Ảnh: G Avery/Public Domain.

Tiến sĩ Chiara De Gregorio, nghiên cứu viên tại Đại học Warwick và là một trong những chuyên gia tham gia dự án này cho biết: "Khi phân tích dữ liệu âm thanh từ các tiếng kêu báo động của cá thể đười ươi Sumatra cái, chúng tôi phát hiện cấu trúc nhịp điệu của âm thanh được lồng ghép qua ba cấp độ - một dạng đệ quy bậc ba ấn tượng. Phát hiện này thách thức quan điểm cho rằng đệ quy chỉ có ở con người". Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Tiến sĩ Chiara De Gregorio, nghiên cứu viên tại Đại học Warwick và là một trong những chuyên gia tham gia dự án này cho biết: "Khi phân tích dữ liệu âm thanh từ các tiếng kêu báo động của cá thể đười ươi Sumatra cái, chúng tôi phát hiện cấu trúc nhịp điệu của âm thanh được lồng ghép qua ba cấp độ - một dạng đệ quy bậc ba ấn tượng. Phát hiện này thách thức quan điểm cho rằng đệ quy chỉ có ở con người". Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Cấu trúc ba lớp (đệ quy) trong tiếng kêu của đười ươi bao gồm: các âm thanh riêng lẻ xuất hiện trong các tổ hợp nhỏ (lớp thứ nhất), các tổ hợp này có thể được nhóm thành các đợt lớn hơn (lớp thứ hai) và các đợt này có thể được nhóm thành chuỗi lớn hơn nữa (lớp thứ ba). Tất cả đều có nhịp điệu đều đặn ở mỗi cấp độ. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Cấu trúc ba lớp (đệ quy) trong tiếng kêu của đười ươi bao gồm: các âm thanh riêng lẻ xuất hiện trong các tổ hợp nhỏ (lớp thứ nhất), các tổ hợp này có thể được nhóm thành các đợt lớn hơn (lớp thứ hai) và các đợt này có thể được nhóm thành chuỗi lớn hơn nữa (lớp thứ ba). Tất cả đều có nhịp điệu đều đặn ở mỗi cấp độ. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Đười ươi lồng ghép một nhịp điệu vào bên trong nhịp điệu khác rồi lại nhịp điệu khác để tạo nên cấu trúc âm thanh đa tầng phức tạp - điều mà trước đây được xem là bất khả thi ở các loài linh trưởng lớn không phải loài người. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Đười ươi lồng ghép một nhịp điệu vào bên trong nhịp điệu khác rồi lại nhịp điệu khác để tạo nên cấu trúc âm thanh đa tầng phức tạp - điều mà trước đây được xem là bất khả thi ở các loài linh trưởng lớn không phải loài người. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Loài đười ươi còn thay đổi nhịp điệu tiếng kêu báo động tùy thuộc vào loại kẻ thù mà chúng gặp phải. Trong đó, khi thấy mối đe dọa thực sự như hổ, tiếng kêu của đười ươi sẽ nhanh hơn và gấp gáp hơn. Khi thấy thứ có vẻ đe dọa nhưng không nguy hiểm thực sự (như miếng vải có đốm màu), tiếng kêu của chúng chậm hơn và ít đều đặn hơn. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Loài đười ươi còn thay đổi nhịp điệu tiếng kêu báo động tùy thuộc vào loại kẻ thù mà chúng gặp phải. Trong đó, khi thấy mối đe dọa thực sự như hổ, tiếng kêu của đười ươi sẽ nhanh hơn và gấp gáp hơn. Khi thấy thứ có vẻ đe dọa nhưng không nguy hiểm thực sự (như miếng vải có đốm màu), tiếng kêu của chúng chậm hơn và ít đều đặn hơn. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Khả năng điều chỉnh nhịp điệu để phù hợp với các mối nguy hiểm khác nhau cho thấy loài đười ươi không chỉ tạo ra âm thanh mà chúng còn sử dụng cấu trúc ba lớp để truyền tải thông tin có ý nghĩa về thế giới bên ngoài. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Khả năng điều chỉnh nhịp điệu để phù hợp với các mối nguy hiểm khác nhau cho thấy loài đười ươi không chỉ tạo ra âm thanh mà chúng còn sử dụng cấu trúc ba lớp để truyền tải thông tin có ý nghĩa về thế giới bên ngoài. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

"Khám phá này cho thấy nguồn gốc của một trong những đặc điểm nổi bật nhất của ngôn ngữ con người - đệ quy - đã hiện diện trong quá khứ tiến hóa của chúng ta", Tiến sĩ De Gregorio cho hay. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

"Khám phá này cho thấy nguồn gốc của một trong những đặc điểm nổi bật nhất của ngôn ngữ con người - đệ quy - đã hiện diện trong quá khứ tiến hóa của chúng ta", Tiến sĩ De Gregorio cho hay. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Nghiên cứu này là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên cho thấy những năng lực đệ quy mạnh mẽ này có thể đã được chọn lọc và tiến hóa từ hàng triệu năm trước. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Nghiên cứu này là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên cho thấy những năng lực đệ quy mạnh mẽ này có thể đã được chọn lọc và tiến hóa từ hàng triệu năm trước. Ảnh: sumatra-ecotravel.com.

Tâm Anh (theo Ancient Origins)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/loai-vat-ky-la-giao-tiep-giong-het-nguoi-chuyen-gia-boi-roi-post1542224.html
Zalo