Loại rau mệnh danh 'vua thảo mộc' nên ăn sau tiết Thanh minh, chỉ vài nghìn đồng/bó

Loại rau này quen thuộc với nhiều người Việt Nam, hóa ra tốt cho sức khỏe ở thời điểm sau tiết Thanh minh.

Sau tiết Thanh Minh, tiết trời giao mùa với nhiều thay đổi bất ngờ. Bên ngoài nắng ấm nhưng thực chất hàn khí và ẩm khí vẫn còn vương vấn.

Một số người bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, chân tay nặng trĩu, ăn uống kém, thậm chí thường xuyên tiêu chảy và sợ lạnh. Đây không đơn thuần là “buồn ngủ mùa xuân” mà theo Đông y, nguyên nhân sâu xa có thể do dương khí hư, cơ thể nhiễm lạnh và ẩm.

Đây chính là thời điểm “vàng” để bổ dương, trừ hàn, tiêu ẩm. Những món ăn từ cây ngải cứu nên được ưu tiên vào bữa ăn hằng ngày sau tiết Thanh minh.

Ngải cứu - Loài “thuần dương thảo”

Trong Đông y, hàn và ẩm thường là hệ quả của dương khí suy yếu. Ngải cứu lại là một vị thuốc quý, được mệnh danh là “thuần dương thảo”, tức loài cây mang năng lượng dương thuần khiết.

Mùa xuân thuộc hành Mộc, còn ngải cứu có tính ấm mà không quá nóng. Công dụng của ngải cứu rất đa dạng: ôn kinh tán hàn, hoạt huyết chỉ thống, bổ dương khí, hành khí huyết. Loại rau này giúp đẩy lùi hàn khí, kích hoạt dương khí và đưa ẩm khí ra ngoài, đồng thời hỗ trợ điều hòa khí huyết và giữ cho dương khí không bị phù hư hay ứ tắc.

Theo Đông y, ngải cứu còn được xem là một bài thuốc tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa từ Internet)

Theo Đông y, ngải cứu còn được xem là một bài thuốc tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa từ Internet)

Đặc biệt, sau tiết Thanh Minh - thời điểm dễ ẩm thấp, dương khí dễ “trôi nổi” - ngải cứu phát huy công dụng rõ rệt, nhất là với người trung niên, cao tuổi.

Theo thông tin từ Sohu, những ai thuộc các nhóm sau nên ưu tiên dùng ngải cứu trong thực đơn mùa xuân:

- Người tay chân lạnh, sợ lạnh, dù trời ấm vẫn không thấy dễ chịu: Đây là biểu hiện điển hình của thể hàn, dương khí suy yếu. Ngải cứu giúp ôn dương tán hàn, xua đuổi “lạnh từ trong xương”.

- Người hay bị tiêu chảy, đặc biệt là khi ăn đồ lạnh: Ngải cứu đi vào kinh Tỳ Vị, có tác dụng kiện tỳ, trừ thấp. Với người tỳ hư, thấp trệ dễ bị rối loạn tiêu hóa, ngải cứu là vị thuốc lý tưởng.

- Người hay mệt mỏi, buồn ngủ, lưỡi dày rêu trắng, cơ thể nặng nề: Đây là hiện tượng dương khí không vượng khiến ẩm khí tích tụ. Ngải cứu vừa bổ dương, vừa hóa thấp, giúp cơ thể nhẹ nhõm, tỉnh táo hơn.

Cách dùng ngải cứu tốt cho sức khỏe

Để phát huy tối đa công dụng của ngải cứu mà vẫn đảm bảo hương vị và an toàn, bạn có thể thử một số món sau:

1. Trứng chiên ngải cứu

- Nguyên liệu:

2 quả trứng gà

1 nắm lá ngải cứu non

Gia vị: muối, tiêu, nước mắm

- Cách làm:

Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ.

Đập trứng ra bát, cho ngải cứu vào, nêm gia vị rồi đánh đều.

Đổ vào chảo nóng chiên vàng hai mặt là xong.

Công dụng: Giúp điều hòa khí huyết, giảm đau đầu, tốt cho phụ nữ sau sinh.

Trứng chiên ngải cứu là món ăn dễ làm, lại tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa từ Internet)

Trứng chiên ngải cứu là món ăn dễ làm, lại tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa từ Internet)

2. Gà hầm ngải cứu

- Nguyên liệu:

1 con gà ta (hoặc 1/2 con gà nếu nhỏ)

1 nắm ngải cứu

1–2 củ gừng đập dập

Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm

- Cách làm:

Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn.

Xếp lớp ngải cứu dưới đáy nồi, cho gà lên, thêm gừng, gia vị.

Đổ nước xâm xấp, hầm khoảng 1 tiếng (hoặc dùng nồi áp suất).

Công dụng: Bổ máu, bồi bổ sức khỏe, trị cảm cúm, đau nhức xương khớp.

Món gà hầm ngải cứu tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa từ Internet)

Món gà hầm ngải cứu tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa từ Internet)

3. Canh ngải cứu thịt băm

- Nguyên liệu:

100g thịt heo xay

1 nắm ngải cứu

Hành tím, gia vị

- Cách làm:

Ngải cứu rửa sạch, cắt khúc.

Xào sơ thịt với hành, cho nước vào nấu sôi.

Cho ngải cứu vào, nêm lại gia vị cho vừa miệng.

Công dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc gan.

Dù ngải cứu là “thần dược mùa xuân”, nhưng không nên lạm dụng. Khi dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Người hay bị nóng trong, khô miệng, đau họng không nên ăn nhiều.

- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu của thai kỳ, không nên ăn ngải cứu.

- Nên kết hợp với các nguyên liệu bổ khí kiện tỳ như trứng gà, gừng, gạo nếp, táo đỏ… để vừa bổ dương, vừa bảo vệ âm khí.

- Ngải cứu tươi nên luộc sơ 1–2 phút trước khi chế biến để giảm vị đắng chát, tránh gây kích ứng.

Hoàng Minh

Nguồn SaoStar: https://www.saostar.vn/an-choi-kham-pha/loai-rau-la-vua-thao-moc-nen-an-sau-tiet-thanh-minh-chi-vai-nghin-bo-202504082259117267.html
Zalo