Cá dìa trơn là loài cá biển có tên khoa học là siganus fuscescens. Loài này phân bố ở vùng biển Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Fishes of Australia.
Loài cá dìa trơn thường sống gần các rạn san hô, những nơi có nhiều rong tảo hoặc ở khu vực cửa sông lớn, độ sâu khoảng 50m. Ảnh: Getty.
Khi trưởng thành, mỗi con cá dìa trơn có chiều dài cơ thể khoảng 25 - 40 cm. Cơ thể chúng có màu nâu xám đến nâu lục với nhiều đốm nhỏ màu xanh ánh kim và bụng màu trắng bạc. Ảnh: Getty.
Trên cơ thể của cá dìa trơn có một mùi hôi đặc trưng. Chính vì vậy, vào thời xưa, chúng bị xếp vào nhóm cá kém chất lượng và vô giá trị. Ảnh: Getty.
Theo các chuyên gia, mùi của cá dìa trơn đến từ lớp màng đen trong bụng. Lớp màng đen này có mùi hôi rất khó ngửi. Do đó, cá dìa trơn còn có tên gọi khác là “cá bụng hôi”. Ảnh: Spanglers' Scuba.
Cá dìa trơn tiến hóa theo hướng “tỏa mùi hôi” để tránh bị con người và những loài động vật khác săn bắt, làm thịt. Ảnh: Atlas of Living.
Vây lưng của cá dìa trơn rất cứng và sắc nhọn. Thêm nữa, vây lưng còn có chứa một lượng độc tố nhỏ. Do đó, khi tiếp xúc với loài cá này, mọi người phải vô cùng thận trọng. Ảnh: Getty.
Nếu vô tình bị vây lưng của cá dìa trơn đâm phải, mọi người hãy bình tĩnh, dùng khăn nóng chườm lên vết thương khoảng 30 phút để hóa giải độc tố của loài cá này. Ảnh: Australian Museum.
Cá dìa trơi được người dân ở một số vùng thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ưa chuộng vì thịt tươi ngon nên sử dụng để chế biến món ăn. Quy trình chế biến cá dìa trơn phức tạp và tốn nhiều công sức nên giá của nó khá cao, khoảng 400.000/kg. Ảnh: CC by Attribution.
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang.
Tâm Anh (TH)