Lễ hội Thái Miếu nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh)

Ngày 15/2 (tức ngày 18 tháng Giêng), tại TP. Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Lễ khai hội Thái Miếu nhà Trần đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống.

Lễ hội Thái Miếu nhà Trần tại Đông Triều diễn ra từ 15/2 đến hết 17/2, tức 18 đến hết 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ.

Lễ hội Thái Miếu nhà Trần tại Đông Triều diễn ra từ 15/2 đến hết 17/2, tức 18 đến hết 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ.

Thái Miếu (còn gọi là Đền Thái) tọa lạc trên đồi Đình, thôn Trại Lốc (xã An Sinh, TX Đông Triều) là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà Trần và 14 vị vua Trần. Đây được xem là kinh đô thứ hai của triều Trần, bởi vùng đất An Sinh chính là quê gốc, nơi các bậc tiền nhân của nhà Trần sinh sống và lập nghiệp trước khi dời xuống Long Hưng (Thái Bình) và Tức Mặc (Nam Định).

Thái Miếu (còn gọi là Đền Thái) tọa lạc trên đồi Đình, thôn Trại Lốc (xã An Sinh, TX Đông Triều) là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà Trần và 14 vị vua Trần. Đây được xem là kinh đô thứ hai của triều Trần, bởi vùng đất An Sinh chính là quê gốc, nơi các bậc tiền nhân của nhà Trần sinh sống và lập nghiệp trước khi dời xuống Long Hưng (Thái Bình) và Tức Mặc (Nam Định).

Lễ hội Thái Miếu chính thức diễn ra với nghi thức rước nước cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu... phản ánh đời sống tinh thần và tín ngưỡng của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.

Lễ hội Thái Miếu chính thức diễn ra với nghi thức rước nước cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu... phản ánh đời sống tinh thần và tín ngưỡng của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.

Không chỉ là một nghi thức tâm linh, lễ rước nước còn nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn gốc tổ tiên.

Không chỉ là một nghi thức tâm linh, lễ rước nước còn nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn gốc tổ tiên.

Trước khi gây dựng cơ đồ, nhà Trần vốn xuất thân từ nghề chài lưới trên sông, cuộc sống gắn liền với sông nước, vì vậy, nước trở thành biểu tượng quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Trong ảnh: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đông Triều đang thực hiện nghi thức rước kiệu trên tuyến đường NTM của địa phương

Trước khi gây dựng cơ đồ, nhà Trần vốn xuất thân từ nghề chài lưới trên sông, cuộc sống gắn liền với sông nước, vì vậy, nước trở thành biểu tượng quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Trong ảnh: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đông Triều đang thực hiện nghi thức rước kiệu trên tuyến đường NTM của địa phương

Hàng nghìn người dân địa phương và du khách đã nô nức về đổ về dự lễ hội Thái Miếu nhà Trần

Hàng nghìn người dân địa phương và du khách đã nô nức về đổ về dự lễ hội Thái Miếu nhà Trần

Nghi thức rước nước không chỉ mở đầu cho Lễ hội Thái Miếu nhà Trần mà còn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, gắn kết tâm linh giữa quá khứ và hiện tại, giữa con cháu hôm nay với tổ tiên nhà Trần – những tiền nhân đã góp công xây dựng một triều đại hưng thịnh trong lịch sử dân tộc.

Nghi thức rước nước không chỉ mở đầu cho Lễ hội Thái Miếu nhà Trần mà còn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, gắn kết tâm linh giữa quá khứ và hiện tại, giữa con cháu hôm nay với tổ tiên nhà Trần – những tiền nhân đã góp công xây dựng một triều đại hưng thịnh trong lịch sử dân tộc.

Các đại biểu dâng hương, dâng hoa tại Lễ hội Thái Miếu năm 2025

Các đại biểu dâng hương, dâng hoa tại Lễ hội Thái Miếu năm 2025

Thái Miếu cũng là một trong 14 di tích thuộc Cụm di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà Trần tại Đông Triều được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2013.

Thái Miếu cũng là một trong 14 di tích thuộc Cụm di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà Trần tại Đông Triều được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2013.

Thái Miếu có vị trí đặc biệt trong quần thể 14 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà Trần tại Đông Triều khi có vị trí đắc địa lưng tựa núi, mặt hướng ra hồ Trại Lốc, tạo nên khung cảnh thanh tịnh, hài hòa, gắn kết giữa trời, đất và con người.

Thái Miếu có vị trí đặc biệt trong quần thể 14 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà Trần tại Đông Triều khi có vị trí đắc địa lưng tựa núi, mặt hướng ra hồ Trại Lốc, tạo nên khung cảnh thanh tịnh, hài hòa, gắn kết giữa trời, đất và con người.

Người dân nơi đây đang tham gia tích cực vào các lễ hội, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

Người dân nơi đây đang tham gia tích cực vào các lễ hội, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

Song song với phần lễ, phần hội diễn ra sôi động với nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, chơi cờ tướng, chọi gà, tung còn, đi cà kheo… cùng chương trình văn nghệ đặc sắc tại "Liên hoan văn nghệ làng văn hóa xã An Sinh năm 2025."

Song song với phần lễ, phần hội diễn ra sôi động với nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, chơi cờ tướng, chọi gà, tung còn, đi cà kheo… cùng chương trình văn nghệ đặc sắc tại "Liên hoan văn nghệ làng văn hóa xã An Sinh năm 2025."

Lễ hội kéo dài đến hết ngày 17/02/2025 (tức ngày 20 tháng Giêng), hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa tâm linh ý nghĩa, góp phần tôn vinh truyền thống hào hùng của Nhà Trần trên vùng đất thiêng Đông Triều.

Lễ hội kéo dài đến hết ngày 17/02/2025 (tức ngày 20 tháng Giêng), hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa tâm linh ý nghĩa, góp phần tôn vinh truyền thống hào hùng của Nhà Trần trên vùng đất thiêng Đông Triều.

CTV Lê Đại /VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/le-hoi-thai-mieu-nha-tran-tai-dong-trieu-quang-ninh-post1155111.vov
Zalo