Lễ hội duy nhất ở Hà Nội có nam thanh niên giả gái múa điệu đánh bồng
Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) được tổ chức vào Mùng 9 tháng Giêng hàng năm. Mỗi dịp hội làng có ít nhất 6 nam thanh niên giả gái tham gia điệu múa bồng. Họ là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo.
![Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) được tổ chức vào Mùng 9 tháng Giêng hàng năm.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/16f4a57c9d32746c2d23.jpg)
Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) được tổ chức vào Mùng 9 tháng Giêng hàng năm.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/843930b108ffe1a1b8ee.jpg)
![Năm 2025, lễ hội diễn ra từ sáng 6/2, thu hút đông đảo người dân tham gia. Sau nghi lễ rước kiệu là những điệu múa lân, múa rồng. Điểm nhấn của lễ hội là màn nam thanh niên giả gái, đeo trống đánh bồng (hay còn gọi là múa "con đĩ đánh bồng").](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/067bb3f38bbd62e33bac.jpg)
Năm 2025, lễ hội diễn ra từ sáng 6/2, thu hút đông đảo người dân tham gia. Sau nghi lễ rước kiệu là những điệu múa lân, múa rồng. Điểm nhấn của lễ hội là màn nam thanh niên giả gái, đeo trống đánh bồng (hay còn gọi là múa "con đĩ đánh bồng").
![Dù trời mưa, trai làng Triều Khúc vẫn tô son, điểm phấn, diện quần áo mớ ba mớ bảy hòa vào điệu múa.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/4a3dfcb5c4fb2da574ea.jpg)
Dù trời mưa, trai làng Triều Khúc vẫn tô son, điểm phấn, diện quần áo mớ ba mớ bảy hòa vào điệu múa.
![Tục xưa kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường. Để khích lệ tướng sĩ, giải trí cho nghĩa quân, nhà vua cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng. Kể từ đó, hàng năm vào mùa xuân, từ ngày 9 đến 12 tháng Giêng, dân làng lại tổ chức lễ hội rước Thành Hoàng Phùng.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/dfbb6833507db923e06c.jpg)
Tục xưa kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường. Để khích lệ tướng sĩ, giải trí cho nghĩa quân, nhà vua cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng. Kể từ đó, hàng năm vào mùa xuân, từ ngày 9 đến 12 tháng Giêng, dân làng lại tổ chức lễ hội rước Thành Hoàng Phùng.
![Không khí tươi vui của lễ hội làng Triều Khúc.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/77ddbf55871b6e45370a.jpg)
Không khí tươi vui của lễ hội làng Triều Khúc.
![Mỗi dịp hội làng phải có ít nhất 6 nam thanh niên giả gái tham gia điệu múa bồng. Họ phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo. Điệu múa yêu cầu lả lơi, quấn quýt bên nhau.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/0275cbfdf3b31aed43a2.jpg)
Mỗi dịp hội làng phải có ít nhất 6 nam thanh niên giả gái tham gia điệu múa bồng. Họ phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo. Điệu múa yêu cầu lả lơi, quấn quýt bên nhau.
![Điệu múa đánh bồng có nét phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ nhưng cũng linh hoạt. Biểu diễn múa bồng cần có dàn trống đánh hai bên, người múa ở giữa.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/3313f99bc1d5288b71c4.jpg)
Điệu múa đánh bồng có nét phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ nhưng cũng linh hoạt. Biểu diễn múa bồng cần có dàn trống đánh hai bên, người múa ở giữa.
![Đây là một trong mười điệu múa cổ nổi bật của đất Thăng Long được gìn giữ đến ngày nay.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/dbbd1035287bc125986a.jpg)
Đây là một trong mười điệu múa cổ nổi bật của đất Thăng Long được gìn giữ đến ngày nay.
![Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/ee8a22021a4cf312aa5d.jpg)
Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
![Nhóm múa gồm nhiều lứa tuổi, chủ yếu là các nam thanh niên trong khoảng 18-30 tuổi. Một số người có nhiều năm kinh nghiệm múa con đĩ đánh bồng.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/34f7f97fc131286f7120.jpg)
Nhóm múa gồm nhiều lứa tuổi, chủ yếu là các nam thanh niên trong khoảng 18-30 tuổi. Một số người có nhiều năm kinh nghiệm múa con đĩ đánh bồng.
![Các nam thanh niên trang điểm cầu kỳ, thần sắc rạng rỡ.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/c615089d30d3d98d80c2.jpg)
Các nam thanh niên trang điểm cầu kỳ, thần sắc rạng rỡ.
![Hội làng Triều Khúc có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như tế lễ, rước kiệu, múa chạy cờ... Trong ngày cuối của lễ hội, điệu múa chạy cờ được tái hiện, gợi nhắc hào khí năm xưa của nghĩa quân Phùng Hưng thao luyện binh mã trước ngày ra trận.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/7febb063882d6173383c.jpg)
Hội làng Triều Khúc có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như tế lễ, rước kiệu, múa chạy cờ... Trong ngày cuối của lễ hội, điệu múa chạy cờ được tái hiện, gợi nhắc hào khí năm xưa của nghĩa quân Phùng Hưng thao luyện binh mã trước ngày ra trận.
![Trong ngày hội, dân làng ăn mặc cầu kỳ. Đoàn khiêng kiệu chọn thanh niên trai tráng, chưa vợ.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_06_20_51412885/fb9b3b13035dea03b34c.jpg)
Trong ngày hội, dân làng ăn mặc cầu kỳ. Đoàn khiêng kiệu chọn thanh niên trai tráng, chưa vợ.