Lễ hội đánh cá suối truyền thống bên suối Mường Tló, xã Lỗ Sơn

Tháng Ba âm lịch, khi lúa đã bén rễ xanh đồng, bà con người Mường Tló ở xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) lại tưng bừng bước vào Lễ hội đánh cá suối truyền thống – một nghi lễ văn hóa, tín ngưỡng độc đáo, gắn bó mật thiết với nền văn minh lúa nước từ ngàn xưa.

Tháng Ba âm lịch, khi lúa đã bén rễ xanh đồng, bà con người Mường Tló ở xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) lại tưng bừng bước vào Lễ hội đánh cá suối truyền thống – một nghi lễ văn hóa, tín ngưỡng độc đáo, gắn bó mật thiết với nền văn minh lúa nước từ ngàn xưa.

Lễ hội còn gọi là lễ "xuống đồng làm cỏ lúa”. Lễ hội là dịp kết nối con người với thiên nhiên, quá khứ với hiện tại, nuôi dưỡng lòng biết ơn và ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi người dân vùng Mường nơi đây.

Thầy mo Bùi Văn Don cùng đoàn rước thực hiện nghi lễ khai hội.

Thầy mo Bùi Văn Don cùng đoàn rước thực hiện nghi lễ khai hội.

Thực hiện nghi thức hạ bè xuống suối.

Thực hiện nghi thức hạ bè xuống suối.

Đại diện lãnh đạo xã thực hiện quăng mẻ chài đầu tiên để mở màn cho đánh bắt cá suối tập thể.

Đại diện lãnh đạo xã thực hiện quăng mẻ chài đầu tiên để mở màn cho đánh bắt cá suối tập thể.

Thành quả thu được.

Thành quả thu được.

Niềm vui mẻ chài được cá lớn.

Niềm vui mẻ chài được cá lớn.

Những con cá to trong mẻ chài đầu tiên được dâng lễ tạ ơn tại miếu thờ Thành Hoàng.

Những con cá to trong mẻ chài đầu tiên được dâng lễ tạ ơn tại miếu thờ Thành Hoàng.

Sau các nghi lễ, những nam giới trong mường bắt đầu tổ chức đánh bắt cá tập thể.

Sau các nghi lễ, những nam giới trong mường bắt đầu tổ chức đánh bắt cá tập thể.

Khoảnh khắc những người đàn ông Mường khỏe mạnh quăng chài bắt cá.

Khoảnh khắc những người đàn ông Mường khỏe mạnh quăng chài bắt cá.

Niềm vui bắt được cá to.

Niềm vui bắt được cá to.

Cá được bắt lên phần lớn là để dâng lễ, phần còn lại được thả lại suối hoặc chia đều cho dân bản – thể hiện nét văn hóa "lộc nước – lộc người”, hài hòa với thiên nhiên, trân trọng những gì đất trời ban tặng.

Cá được bắt lên phần lớn là để dâng lễ, phần còn lại được thả lại suối hoặc chia đều cho dân bản – thể hiện nét văn hóa "lộc nước – lộc người”, hài hòa với thiên nhiên, trân trọng những gì đất trời ban tặng.

Trong suốt lễ hội, người dân luôn ý thức giữ gìn nguồn lợi thủy sinh. Chỉ những khoang suối nhất định được chọn làm nơi đánh cá và không sử dụng bất kỳ hình thức đánh bắt hủy diệt nào.

Trong suốt lễ hội, người dân luôn ý thức giữ gìn nguồn lợi thủy sinh. Chỉ những khoang suối nhất định được chọn làm nơi đánh cá và không sử dụng bất kỳ hình thức đánh bắt hủy diệt nào.

Đông đảo người dân và du khách thích thú, hò reo trước những khoảnh khắc quăng chài đẹp mắt và thành quả thu được.

Đông đảo người dân và du khách thích thú, hò reo trước những khoảnh khắc quăng chài đẹp mắt và thành quả thu được.

Hồng Duyên

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/256/200381/le-hoi-danh-ca-suoi-truyen-thong-ben-suoi-muong-tlo,-xa-lo-son.htm
Zalo