Lễ hội chùa Minh Khánh đông hơn trước ngày thị trấn Thanh Hà được mở rộng

Lễ hội chùa Minh Khánh, thị trấn Thanh Hà năm nay đông hơn mọi năm vì diễn ra đúng thời điểm thị trấn được mở rộng khi sáp nhập với xã Thanh Khê.

Từ ngày 29/11-1/12 (tức ngày 29, 30/10 và 1/11 âm lịch), UBND thị trấn Thanh Hà tổ chức Lễ hội chùa Minh Khánh (chùa Hương Đại) tưởng nhớ vua Trần Nhân Tông cùng nơi ngài đóng quân, chuẩn bị lực lượng chống giặc Nguyên Mông lần thứ 3. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Thanh Hà. Trong ảnh: 9 khu chuẩn bị mâm cỗ rước ra chùa Minh Khánh

Từ ngày 29/11-1/12 (tức ngày 29, 30/10 và 1/11 âm lịch), UBND thị trấn Thanh Hà tổ chức Lễ hội chùa Minh Khánh (chùa Hương Đại) tưởng nhớ vua Trần Nhân Tông cùng nơi ngài đóng quân, chuẩn bị lực lượng chống giặc Nguyên Mông lần thứ 3. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Thanh Hà. Trong ảnh: 9 khu chuẩn bị mâm cỗ rước ra chùa Minh Khánh

Lễ hội diễn ra vào cuối tuần và do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã nên nhân dân sum tụ đông hơn những năm trước. Không khí buổi rước diễn ra vui tươi, náo nhiệt. Hai bên đường chật kín người xem. Trong ảnh: Đoàn múa lân sư rồng trong lễ hội

Lễ hội diễn ra vào cuối tuần và do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã nên nhân dân sum tụ đông hơn những năm trước. Không khí buổi rước diễn ra vui tươi, náo nhiệt. Hai bên đường chật kín người xem. Trong ảnh: Đoàn múa lân sư rồng trong lễ hội

Lễ rước mâm ngũ quả được tiến hành từ vị trí tập kết vào sân chùa, dâng lên Phật và Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trong ảnh: Mâm cỗ của người dân khu 3 thị trấn Thanh Hà, nơi có ngôi chùa Minh Khánh thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Lễ rước mâm ngũ quả được tiến hành từ vị trí tập kết vào sân chùa, dâng lên Phật và Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trong ảnh: Mâm cỗ của người dân khu 3 thị trấn Thanh Hà, nơi có ngôi chùa Minh Khánh thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đông đảo người dân mua bán hàng hóa khi về dự lễ hội chùa

Đông đảo người dân mua bán hàng hóa khi về dự lễ hội chùa

Chùa Minh Khánh ở thị trấn Thanh Hà, ngoài thờ Phật còn thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông - người sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 đánh giặc Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông cùng binh sĩ đã tới vùng Bình Hà (nay là thị trấn Thanh Hà). Thấy nơi đây có địa hình sông nước hiểm trở, ngài quyết định xây dựng căn cứ chỉ huy đánh giặc.

Khi đã xuất gia, Phật hoàng Trần Nhân Tông trở về làng Hương Đại, vãn cảnh chùa Minh Khánh. Ngài để lại ý nguyện sau khi viên tịch, một phần tro xương của mình sẽ được gửi về lưu tại chùa. 9 viên xá lỵ (tức tro xương) của ngài ngày nay vẫn được lưu giữ tại chùa Minh Khánh.

Năm 1990, chùa Minh Khánh được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Hiện chùa Minh Khánh còn nhiều di tích cổ xưa để lại như 8 bệ đá trước cửa (còn gọi là giá cỗ), hệ thống tượng Phật, tháp cổ, 16 tấm bia cùng 13 đạo sắc phong thời Lê - Nguyễn.

Lễ hội chùa Minh Khánh diễn ra với nhiều nghi thức, hoạt động như: rước sắc, lễ mộc dục, lễ rước mâm cỗ, tế yết, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca quan họ trên thuyền, thi cờ tướng, bóng bàn, chấm mâm cỗ, bế mạc lễ hội.

MINH NGUYÊN

Nguồn Hải Dương: https://baohaiduong.vn/le-hoi-chua-minh-khanh-dong-hon-truoc-ngay-thi-tran-thanh-ha-duoc-mo-rong-399263.html
Zalo